Tin tức » Tin trong nước
Nguy cơ mất dần phần đất chót Mũi Cà Mau
(23:16:40 PM 17/06/2011)
Các cơ quan hữu quan đất Mũi đang loay hoay tìm giải pháp chặn sự xâm thực từ biển. Ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Cà Mau nói: Tình trạng sạt lở Mũi Cà Mau diễn ra mỗi ngày một nhiều, bức xúc về giải pháp bảo vệ.
Sạt lở Khu du lịch Mũi Cà Mau.
Cứu Mũi Cà Mau
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Cà Mau nói: “Mức độ sạt lở Mũi Cà Mau nhanh, nghiêm trọng. Toàn bộ tuyến đê biển Đông Cà Mau (trong đó có Mũi Cà Mau) chưa có đê kè. Việc nghiên cứu nguyên nhân sạt lở phải mời Viện nghiên cứu thủy lợi Miền Nam để đánh giá dòng chảy ven bờ, dòng hải lưu có thay đổi không”.
Khu du lịch Mũi Cà Mau nhiều lần xây dựng bờ kè, xây chưa xong đã sạt xuống biển. Bờ kè đầu tiên được xây dựng bằng đá hộc, cặp mé biển, bị sóng cuốn trôi. Sau đó, bờ kè bằng thân dừa dày đặc thành 2 hàng, đổ đất vào giữa, cũng bị sóng biển đánh sạt lở. Dự án xây dựng kè bê- tông, tổng dự toán 18 tỷ đồng, do Cty TNHH xây dựng- thương mại - du lịch Công Lý thi công 3 năm qua, đã trơ cột bê- tông cách bờ đất hàng chục mét. Nhiều công trình xây dựng bị sạt lở xuống biển.
Ông Mai Bá Cường, Trưởng ban dự án du lịch Sở VH- TT- DL Cà Mau cho biết: “Thiết kế bờ kè bê- tông, khai thác cát bãi bồi Mũi Cà Mau để san lấp được coi là một phương án. Nhưng dự án chưa báo cáo đánh giá tác động môi trường, sợ lấy cát làm tăng sạt lở rộng hơn. Chúng tôi đành phải cho dừng lại, tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp khác”.
Trong khi sạt lở liên tục diễn ra gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại thì cơ quan quản lý Khu du lịch Mũi Cà Mau tỏ ra yếu năng lực. Ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Cà Mau nhận định: “Cán bộ quản lý xây dựng còn yếu quá, chưa nhiệt tình. Việc thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp thi công mấy năm rồi vẫn chưa xong. Tôi có ý định áp dụng đoạn đê thí điểm Biển Tây cho Khu du lịch Mũi Cà Mau. Nhưng đó mới là ý tưởng, giao cho Sở VH- TT- DL Cà Mau mời thiết kế, tư vấn để triển khai cứu Mũi Cà Mau”.
Đoạn đê kè thí điểm tuyến biển Tây Cà Mau tiêu tốn khoảng 30 tỷ đồng cho 300 m. Bờ kè hai hàng cột bê tông ly tâm song song, kết nối bằng rọ đá ở giữa, cách đất liền khoảng 100 m, vừa cản sóng, giảm bức sóng và giữ phù sa tạo bãi bồi để cây rừng lấn biển.
Xây dựng bờ kè chắn sóng, tạo bãi bồi, khôi phục rừng tuyến đê biển Tây đang được cân nhắc để áp dụng chống sạt lở cho Mũi Cà Mau.
Hậu phân lô, bê- tông hóa
Khu du lịch Mũi Cà Mau rộng 101 ha, dự kiến mở rộng thêm 50 ha, tại xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau) do Trung tâm thông tin quảng bá du lịch- Sở VH- TT- DL Cà Mau, quản lý. Đứng trên Vọng Hải Đài, Khu du lịch Mũi Cà Mau xuất hiện nhiều điểm lở khuyết sâu vào đất liền.
Khu du lịch Đất Mũi do Cty cổ phần du lịch- dịch vụ Minh Hải, Cty TNHH thương mại- xây dựng- du lịch Công Lý đầu tư. Nhưng có nhiều diện tích chặt xong cây giải phóng mặt bằng và bỏ hoang nên sạt lở nghiêm trọng.
Cách Khu du lịch Mũi Cà Mau chừng 18 km, bãi cát Khai Long là điểm đến của du khách đến Mũi Cà Mau. Dự án khu du lịch Khai Long, rộng 229 ha, triển khai năm 2004, cũng đang hấp hối, hoang tàn. Vì thế phần đất bãi biển Khai Long đang bị hủy hoại, sạt lở.
Ông Trần Minh Triều, chuyên viên BQL các khu du lịch Mũi Cà Mau, cho biết: “Từ năm 2000, đã đầu tư vào đây trên chục tỷ đồng vừa xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới vừa gia cố đê kè. Nhưng càng xây dựng thì mũi Cà Mau càng sạt lở”. Ông Trần Phú Cường, Giám đốc Sở khoa học và công nghệ Cà Mau: “Sạt lở Mũi Cà Mau rất nhanh, nghiêm trọng nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào về thực trạng đáng lo ngại này”.
Đứng trên Khu du lịch Mũi Cà Mau, những đợt sóng từ biển lùa vào bờ, rồi cuốn đi từng mảng đất đổ ầm xuống biển. Nhìn những vệt sạt lở loang lổ, nhiều du khách xót xa lo ngại cho tương lai mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau đất nở, rừng biết đi ra phía biển, đang đổi chiều ngược lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.