Tin tức » Tin trong nước
Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
(23:27:19 PM 17/06/2011)
Ý tưởng đồng hồ nợ không mới. Bất cứ ai đi đến quảng trường Thời đại ở New York đều có cơ hội chiêm ngưỡng chiếc đống hồ nợ của Mỹ. Lần này, Tờ The Economist cũng tạo một cái đồng hồ như thế nhưng chỉ khác là cho toàn thế giới.
Chiếc đồng hồ tính nợ thế giới do tờ báo này thống kê vẫn đang tích tắc không ngừng và cứ mỗi giây con số lại tăng thêm vài trăm nghìn USD.
Tính đến 17h30 chiều qua theo giờ Hà Nội, tổng số nợ toàn cầu mà đồng hồ đo được là 27.395 tỷ USD, sang đến 15h chiều nay đã lên đến 39.792 tỷ USD.
Đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist tính đến 15h chiều nay.
Theo bản đồ nợ của The Economist, trong năm 2010 con số nợ chi tiết của Việt Nam là 50.716.438.356 USD (50,7 tỷ USD), chiếm 51,7% GDP. Điều này có nghĩa là với dân số 87,6 triệu, mỗi người Việt Nam gánh 578,65 USD nợ công.
Cũng theo thống kê này, kể từ năm 2001 đến nay, số nợ trên đầu người của Việt Nam ngày càng tăng. Hồi 2001, tỷ lệ nợ công trên GDP tương đương 26,6% và nợ công đầu người chỉ là 106 USD.
Dự báo cho năm 2011 khả quan hơn khi mặc dù nợ công tăng thêm gần 6 tỷ USD, nhưng tỷ lệ so với GDP giảm xuống còn 50,9%. Tuy nhiên, vào lúc đó, nợ công đầu người là 638 USD.
Thống kê nợ công của Việt Nam năm 2009.
Trong số các quốc gia được liệt vào hàng nợ cao, có Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Ví dụ, tại Pháp, mỗi người dân phải gánh gần 32.000 USD nợ công còn ở Hy Lạp, con số này là 34.000 USD. Thống kê của The Economist được tính toán dựa trên báo cáo hàng quý của các quốc gia, theo dõi 99% lượng GDP của toàn cầu.
Mới đây, IMF đưa ra cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp, nợ công cao và hệ thống ngân hàng yếu ớt sẽ là những mối nguy hại đối với sự thịnh vượng toàn cầu. "Nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ mở rộng 4,2% vào năm sau, thay vì 4,3% như trong dự báo cách đây ba tháng", báo cáo cập nhật mới nhất của IMF viết. Tuy nhiên, dự báo cho năm nay lại được điều chỉnh tăng thêm 0,2% lên 4,8%.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.