Tin tức » Tin trong nước
Khai mạc hội thảo-điền dã do VFEJ tổ chức ở Quảng Bình
(23:27:09 PM 17/06/2011)
>>Biểu diễn thuyền thúng phao ở cửa sông Nhật Lệ
>>VFEJ trao quà ủng hộ vùng lũ Quảng Bình
>>Ngắm tia nước ngầm được khai thác bằng địa bức xạ
Hội thảo tại Quảng Bình sáng 15/10/2010
1. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những vấn đề nan giải nhất trong khai thác nước ngầm là chi phí cho thăm dò, đánh giá tài nguyên, trữ lượng, để làm cơ sở cho việc khai thác sử dụng.
Theo thống kê, trong tổng chi phí từ khâu thăm dò đến khai thác sử dụng, chi phí cho khâu thăm dò thường chiếm 80 phần trăm. Không những thế, thời gian của khâu thăm dò, bao gồm cả khoan thử, cũng chiếm nhiều nhất, thường khoảng 75 phần trăm tổng thời gian của cả quá trình.
Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường, tình trạng ô nhiễm nước mặt ngày càng nghiêm trọng và trữ lượng các mỏ nước ngầm ngày càng giảm nhanh chóng, chi phí cho khâu thăm dò và khoan thăm dò nước ngầm càng trở nên đắt đỏ.
Cũng trong bối cảnh đó, thời gian gần đây ở Việt Nam, người ta bỗng chú ý đến một phương pháp thăm dò gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học cũng như giới khoan thăm dò địa chất nói chung và nước ngầm nói riêng.. Đó là phương pháp thăm dò bằng một thiết bị thủ công và được tác giả gọi là thăm dò bằng địa bức xạ
Về khoa học, phương pháp này bị phê phán kịch liệt với lý do chủ yếu nó không giống với những gì mà người ta đã và đang biết.
Về thực tiễn, phương pháp này đạt được các kết quả đáng ngạc nhiên với tỷ lệ thành công, theo tác giả của phương pháp, trên 90 phần trăm. Bất chấp các vấn đề lý luận chưa được làm sáng tỏ và còn gây nhiều tranh luận, thậm chí gay gắt, hoạt động thăm dò các mỏ nước ngầm quy mô nhỏ luôn đạt kết quả tích cực và tác giả nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng.
Trong số các đơn đặt hàng, đáng chú ý, có đơn đặt hàng của một cơ quan quản lý nhà nước địa phương về khoan thăm dò nước. Không chỉ về nước, còn có một đơn đặt hàng của một đơn vị nhà nước thuê tác giả thăm dò hang động dưới mặt đất. Cả hai đơn đặt hàng này đều đã được thực hiện và hoàn thành mới đây.
Thành công trên thực địa của phương pháp địa bức xạ vốn vô cùng đơn giản khiến bất cứ ai quan tâm đến vấn đề khoan thăm dò nước ngầm nói riêng và các cấu trúc ngầm nói chung buộc phải nghĩ đến việc tìm hiểu xem thực hư câu chuyện thế nào; nếu đúng, cần phải làm gì, có nên và có thể tăng cường áp dụng phương pháp ấy không; nếu không thì vì sao; nếu nên thì phải làm như thế nào.
Tại hội thảo do Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) tổ chức ở tỉnh miền trung Quảng Bình, một trong những địa phương thường xuyên khan hiếm nước sạch, tác giả phương pháp kỳ dị ấy sẽ trình bày hai kết quả khoan thăm dò mới nhất nêu trên. Đó là đề tài “Khảo sát tìm nguồn nước ngầm tại một số vùng khó khăn về nước ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bằng phương pháp địa bức xạ” và đề tài “tìm nước ngầm ở Quảng Bình và hang động ngầm ở Sơn La”. Tác giả của hai đề tài là TS Vũ Bằng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ Sức khỏe.
Hội thảo cũng sẽ nghe ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nghe ý kiến của đại diện các tổ chức nhà nước thuê TS Vũ Bằng thực hiện, và đại diện các tổ chức, cá nhân hưởng thụ thành quả của phương pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Tình nguyện viên nước ngoài tham gia hội thảo (trong ảnh từ trái qua phải: nhà báo Trung Quốc Wen Wen, Thủy Tiên, và phóng viên ảnh người Lào Phoonsab Thevongsa)
2. Thuyền phao, bị lật ngửa, không chìm ngay mà nổi cân đối ở chế độ phao. Nếu bị lật úp, thuyền phao sẽ trở thành vật nổi cho người đeo bám bên ngoài chờ cứu hộ. Linh hoạt chuyển đổi từ chế độ thuyền sang dạng phao và ngược lại chỉ thông qua hệ thống van đóng mở. Đây là kết quả của công trình tự nghiên cứu và chế tạo của KS Nguyễn Xuân An, được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học&Công nghệ, cấp bằng độc quyền sáng chế giải pháp hữu ích đầu năm 2009.
Những năm qua, ở các miền sông nước của Việt Nam, nhiều người chết đuổi chỉ vì chiếc thuyền khi ở giữa sóng cả bị lật úp và chìm. Vậy mà, không hiểu sao, sản phẩm đoạt bốn giải thưởng quốc gia ấy đến không đi vào cuộc sống.
Đó là câu hỏi sẽ được đề cập tại phần hai của hội thảo. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng sẽ tham gia giải đáp một phần nguyên nhân, và kiến nghị giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để sản phẩm hữu ích sớm được quan tâm trong bối cảnh tai nạn sông nước do thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu, ngày càng phức tạp, khó lường.
Theo kế hoạch chương trình sẽ diễn ra từ sáng Thứ Sáu, 15/10, đến chiều Thứ Bảy, 16/10/2010
Hình ảnh khai mạc hội thảo sáng 15/10/2010 tại Quảng Bình:
Quang cảnh hội thảo sáng 15/10/2010
Ngay trước khi hội thảo khai mạc, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn phó chủ tịch VFEJ đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào Quảng Bình bị lũ lụt .
Các đại biểu tham gia ủng hộ (Trong ảnh: Ông Hồ Minh Đức phó tổng giám đốc Naiscorp góp phần ủng hộ đồng bào bị lũ lụt Quảng Bình)
Thảo luận tại hội thảo
Các đại biểu đặt câu hỏi với các diễn giả
TS Vũ Bằng trả lời phần tranh luận của các đại biểu
Tranh luận sôi nổi của các đại biểu
Lắng nghe và ghi nhận...
Các nhà báo sẵn sàng vào cuộc...
Và nhập cuộc
Thông tin về hội thảo ở Quảng Bình được chuyển tải nhanh chóng về các tòa soạn
Lực lượng báo chí đã góp phần quan trọng trong hội thảo - điền dã lần này
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.