Tin tức » Tin trong nước
Khai hội 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
(23:28:22 PM 17/06/2011)
>> Lung linh đêm Hà Nội trước Đại lễ
>> Sắc màu Hà Nội trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng. Ảnh: Hoàng Hà.
Sân khấu chính tại vườn hoa Lý Thái Tổ được mô phỏng theo Chiếu dời đô với 2 gam màu chủ đạo là vàng và đỏ. 8h sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng trên đài lửa mở màn cho đại lễ.
Phát biểu tại lễ khai hội, ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội ôn lại lịch sử của thủ đô, từ khi vua Lý Thái Tổ chọn đất Thăng Long làm nơi định đô, thành Đại La vốn được thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông tựa núi. Cuộc dời đô lịch sử về châu thổ sông Hồng khẳng định xây nền độc lập, thống nhất quốc gia, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của nước Đại Việt.
Lịch sử 1000 năm Thăng Long Hà Nội không ngừng được bồi đắp bằng những kỳ tích oai hùng, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nước Đại Việt không ngừng lớn mạnh. Truyền thống oai hùng của Thăng Long - Hà Nội luôn được tiếp nối bằng những chiến công hiển hách: Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Điện Biên Phủ trên không...
Thăng Long - Hà Nội là nơi tập trung những anh hùng hào kiệt lưu danh cùng sông núi, lắng đọng những giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, kết hợp với giá trị văn hóa, văn minh nhân loại.
Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã bước lên sân khấu trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội. . Ảnh: Hoàng Hà.
"Chúng ta tự hào với di sản văn hóa lâu đời, thiêng liêng và đặc sắc, với những áng văn bất hủ, mang hào khí dân tộc như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình ngô, Tuyên ngôn độc lập", ông Nghị nói.
Sau phát biểu của lãnh đạo Hà Nội, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã bước lên sân khấu trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội.
Bà Irina Bokova bày tỏ ngưỡng mộ Hà Nội đã gìn giữ tốt di sản thế giới qua nghìn năm lịch sử. "Rất ít nước giữ được di sản qua nghìn năm mà không bị mai một theo thời gian, tôi ngưỡng mộ các bạn. Trung tâm Hoàng thành được chứng nhận là một vinh dự song cũng là một cam kết của các bạn. Các bạn có trách nhiệm với nhân loại, bảo vệ, quảng bá di sản này cho các thế hệ tương lai", bà Irina Bokova nói.
Kết thúc phần nghi lễ là màn thả chim bồ câu từ một quả cầu hình trái đất bên cạnh sân khấu chính.
Phần Hội diễn ra tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.
Sân khấu 1 (tại vườn hoa Lý Thái Tổ) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng”. Sau khi kết thúc chương trình tại đây, dàn quân nhạc sẽ di chuyển về phía sân khấu quảng trường Cách mạng tháng Tám, vừa đi vừa biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long – Hà Nội.
Sân khấu 2 (tại Đền Bà Kiệu) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô văn hiến”. Sân khấu 3 (tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hòa bình.” Sân khấu 4 (tại ngã 3 Lê Thái Tổ - Hàng Trống) với chủ đề “Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển”. Sân khấu 5 (ngã 4 Hàng Khay - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài) với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước".
Chỉ được đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm
Hôm qua, liên ngành GTVT và CA TP Hà Nội đã có thông báo về việc tổ chức giao thông phục vụ Đại lễ. Nhiều nơi sẽ bị cấm đi lại, du khách lo tình trạng ùn tắc xảy ra đã đổ xô đặt phòng tại các khách sạn ở phố cổ, khu vực gần hồ Hoàn Kiếm.
Cụ thể (từ 19h đến 24h từ ngày 1-10 đến hết ngày 10-10), cấm toàn bộ phương tiện tham gia giao thông (ôtô, xe máy, xe đạp, xích lô và các phương tiện khác) tham gia giao thông khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, bao gồm các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Lê Thái Tổ, Hàng Khay, Tràng Tiền (đoạn từ Hàng Bài đến Ngô Quyền), Hàng Bài (từ Hai Bà Trưng đến Đinh Tiên Hoàng), Lê Lai (từ Đinh Tiên Hoàng đến quảng trường Ngân hàng), Lê Thạch, Nguyễn Xí, Đinh Lễ.
Cấm các phương tiện ra vào các tuyến phố xung quanh quảng trường Ba Đình bao gồm các tuyến phố sau: Hoàng Văn Thụ; đường Độc Lập; đường Điện Biên Phủ (đoạn từ Hoàng Diệu đến đường Độc Lập; các phương tiện đi từ Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám đến Phan Đình Phùng, không được rẽ phải vào đường Hùng Vương. Đối với các phương tiện phục vụ lễ hội có phù hiệu được hoạt động bình thường.
Ngoài ra, các phương tiện khi tham gia giao thông tới khu vực tổ chức lễ hội phải chịu sự điều hành hướng dẫn của các lực lượng chức năng.
Theo kế hoạch phân luồng, trong ngày 1-10 (khai mạc Đại lễ tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, và quanh hồ Hoàn Kiếm), từ 5h đến 11h sẽ cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên) hoạt động trên tuyến Đinh Tiên Hoàng (từ Tràng Tiền đến Trần Nguyên Hãn), Lê Lai, Lê Thạch.
Ngoài ra, hạn chế phương tiện cơ giới trên các tuyến Hàng Khay, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Lò Sũ, Nguyễn Hữu Huân, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Quán Sứ, Tràng Thi, Hàng Trống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.