Tin tức » Tin trong nước
Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 20
(23:22:59 PM 17/06/2011)
Đại diện kỷ lục gia tặng quà cho Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Ảnh: Bảo Thiên)
Trong Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 20, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam trao tặng giấy xác lập và biểu tượng lưu niệm kỷ lục Việt Nam cho 30 kỷ lục mới được ghi nhận trong thời gian gần đây. Điều này cho thấy, niềm khát khao ước vọng làm nên những công trình, sự kiện…đồng hành cùng cuộc sống luôn là niềm mong mỏi sâu xa của nhiều người, của nhiều đơn vị. Vì chính từ đây tạo nên những giá trị tích cực thúc đẩy cuộc sống ngày một vươn lên. Và, qua chương trình công bố và xác lập kỷ lục Việt Nam góp phần làm tôn vinh những thành tích và đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong cuộc sống.
Một nửa trong những kỷ lục được ghi nhận thuộc văn hóa nghệ thuật. Có thể thấy điều này qua Bản di chúc của Bác Hồ được viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất có kích thước ngang 1,18m, cao 2,05m được bảo vệ bằng khung gỗ ốp mặt kính mỗi bên, đặt tại Khu du lịch và văn hóa huyện Thoại Sơn (An Giang).
Đó là ông Nguyễn Quang Hùng (nghệ danh Nguyễn Hùng), trở thành Người làm bức tranh đá quý (Hạ Long Xanh) trên vải toan nguyên khổ lớn nhất vì từ ngày 15.12.2008 đến ngày 30.03.2009, ông đã dùng vải Toan để thực hiện bức tranh đá quý “Hạ Long xanh” có kích thước 3,95m x 2m. Hay Nhạc sư cao tuổi nhất dạy âm nhạc dân tộc trực tuyến cho học trò qua internet, là nhạc sư Vĩnh Bảo năm nay đã 92 tuổi, nhiều năm trở lại đây qua internet ông dạy âm nhạc dân tộc cho học trò ở nhiều nơi trên thế giới. Một kỷ lục gây ấn tượng là của Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải, ông là người được tôn vinh là “Vua Muỗng”. Vì bằng những chiếc muỗng, ông khai triển thành nhiều cách gõ khác nhau như với 2 hoặc 3, hoặc 4, hoặc 5 ngón tay, rồi kéo lên hết cánh tay hay đánh lên đùi, đánh lên miệng, đánh thành bài bản một cách đa dạng từ jazz, pop, đến techno, hiphop, flamenco… Ông trở thành Người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng
Những kỷ lục về cộng đồng xã hội vinh danh những người đóng góp cho đất nước, cho cuộc sống cách này cách khác. Như Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cao tuổi nhất Mẹ Trần Thị Viết (Long An) sinh năm 1892 có 10 người con, trong đó 7 người con trai và một người con rể tham gia kháng chiến chống Mỹ và lần lượt hy sinh. Mẹ đã nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 1994. Mẹ Viết có 15 người cháu nội và số chắt cố, chắt sơ cộng lại lên tới 450 người
Người phụ nữ có số lần hiến máu tình nguyện nhiều nhất là chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn tham gia hiến máu tự nguyện tại Trung tâm Hiến máu Nhân đạo thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 21.6.1996 đến ngày 8.7.2010 lên đến 65 lần và Người đàn ông có số lần hiến máu tình nguyện nhiều nhất anh Nguyễn Hữu Thuận. từ ngày 6.6.1995 đến ngày 24.8.2010 đã có 63 lần.
Là các kỷ lục về khoa học, về kỹ thuật như nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật tuy đã trên 70 tuổi nhưng ông vẫn là Người chủ trì và tham gia khai quật các mộ cổ nhiều nhất. Ông đã có nửa thế kỷ tham gia khai quật trên 300 ngôi mộ từ Nam ra Bắc để phục vụ công cuộc nghiên cứu khảo cổ học. Hay Ngân hàng Đông Á và Công ty CP Thẻ thông minh Vina (V.N.B.C) đưa vào sử dụng chiếc máy Gold ATM. Máy có kích thước 776 x 1500 x 802mm, nặng 750kg. Đây là máy bán vàng tự động đầu tiên tại Việt Nam.
Còn về khả năng kỳ lạ, gây bất ngờ cho mọi người là anh em ruột Bùi Ngọc Vinh - Bùi Ngọc Khánh (Thừa Thiên - Huế) bởi khả năng ăn ớt của họ: mỗi người ăn 1 kg ớt trong vòng 10 phút. Gia đình có nhiều người tự nổi trên mặt nước nhất: Hứa Văn Bạch, Hứa Tây Hạ, Hứa Hoàng Cương (Cà Mau) vừa nổi trên mặt nước vài giờ đồng hồ, vừa biểu diễn guitar, em Vũ Danh Sơn (Vũng Tàu) tạo ra cây đàn guitar bé xíu mà muốn xem được các chi tiết phải nhìn qua kính lúp, tuy nhiên vẫn phát ra được âm thanh…
Quang cảnh hội ngộ kỷ lục giaq VN lần thứ 20 (Ảnh: Bảo Thiên)
DANH SÁCH 30 KỶ LỤC VIỆT NAM MỚI
* Cá nhân
1) Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cao tuổi nhất - Mẹ Trần Thị Viết
2) Ngươì thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải
3) Người phụ nữ có số lần hiến máu tình nguyện nhiều nhất - Chị Nguyễn Thị Thanh
4) Người đàn ông có số lần hiến máu tình nguyện nhiều nhất - Anh Nguyễn Hữu Thuận
5) Nhạc sư cao tuổi nhất dạy âm nhạc trực tuyến cho học trò qua internet - Ông Nguyễn Vĩnh Bảo
6) Hai anh em ruột ăn ớt nhiều nhất cùng một lúc - Anh Bùi Ngọc Vinh, Bùi Ngọc Khánh
7) Nghệ nhân làm tranh bằng chất liệu lá thốt nốt nhiều nhất - Ông Võ Văn Tạng
8) Người làm chiếc diều hình tôm càng lớn nhất - Ông Phạm Mạnh Hùng
9) Người đầu tiên phục hồi làm hoa sen bằng giấy - Ông Thân Văn Huy
10) Người làm đàn guitar nhỏ nhất - Em Vũ Danh Sơn
11) Người thực hiện quyển thư pháp “Bổn Môn Pháp Hoa kinh” có kích cỡ lớn nhất - nhà thư pháp Minh Hạnh (Đỗ Ngọc Tuyết)
12) Người thực hiện bức ảnh kỹ thuật số có độ phân giải lớn nhất - Anh Dương Vi Khoa và Nguyễn Huy Trung Dũng
13) Người làm bức tranh đá quý (Hạ Long Xanh) trên vải toan nguyên khổ lớn nhất - Ông Nguyễn Quang Hùng
14) Người phát hành tranh chữ thư pháp vẽ tay nhiều nhất - Nhà thư pháp Lưu Thanh Hải
15) Người đầu tiên đưa các loại rau ôn đới trồng tại vùng có thời tiết nắng nóng - Kỹ sư Nguyễn Mân
16) Người chủ trì và tham gia khai quật mộ cổ vì mục đích khoa học nhiều nhất - Ông Đỗ Đình Truật
17) Gia đình có nhiều người tự nổi trên mặt nước nhất - Ông Hứa Văn Bạch, Hứa Tây Hạ và Hứa Hoàng Cuơng
18) Người đầu tiên tạo màu sắc hoàn toàn từ rau củ cho bánh phở - Chị Nguyễn Thị Thanh Nguyên
19) Sập gỗ khảm ốc xà cừ kỹ thuật - mỹ thuật tinh xảo nhất - Tích Tam đại đồng đường ẩm hội - Ông Trần Quang Khải
20) Sập gỗ khảm ốc xà cừ kỹ thuật - mỹ thuật tinh xảo nhất - Tích Bách điểu chầu hoàng - Ông Trần Quang Khải.
21) Nữ họa sĩ vẽ chân dung bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất - Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt
22) Người Việt Nam đầu tiên đoạt nhiều giải thưởng nhấr của các tổ chức sang tạo khoa học công nghệ trên thế giới - Ông Hoàng Đức Thảo.
* Đơn vị
1) Bản di chúc của Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất - Sở hưu: Ban quản lý Du lịch và văn hóa huyện Thoại Sơn
2) Bức tranh ghép ngôi sao giấy lớn nhất - Sở hữu: Đoàn Thanh niên trường Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
3) Chiếc giầy da nam lớn nhất Việt Nam - Sở hữu: Hội da giày xã Phú Yên
4) Tác phẩm mô phỏng ngựa Thánh Gióng làm bằng tre lớn nhất - Sở hữu: Trung tâm từ thiện nhân đạo Làng Tre
5) Cửa hàng có số mẫu cà vạt nhiều nhất - Sở hữu: Công ty Cổ phần Tín Gia
6) Rồng làm bằng nắp chai dài nhất - Sở hữu: Nhóm Môi trường xanh - Khoa Khoa học môi trường - trường Đại học Sài Gòn
7) GOLD ATM - Máy bán vàng đầu tiên tại Việt Nam - Sở hữu: Ngân hàng TMCP Đông Á và Công ty CP Thẻ thông minh Vina (V.N.B.C)
8) Nhịp cầu nhà nông - Chương trình truyền hình khoa giáo trực tiếp có thời gian phát sóng dài nhât - Sở hữu: Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.