Tin tức » Tin trong nước
Hít keo độc hại, thú vui chết người của teen
(23:16:24 PM 17/06/2011)
"Ban đầu hơi cay cay mũi nhưng sau đó phê lắm, lâng lâng như trên mây vậy, không hại gì đâu, cứ thử đi", Minh, một tay chơi keo nổi tiếng ở công viên Phú Lâm (quận 6, TP HCM) quả quyết. Trong nhóm hít keo này còn có Phú và Đào đều là trẻ bụi đời, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cùng hành nghề xin ăn và "định cư" ở công viên từ mấy năm nay.
Một cậu bé đang hít keo dán giày tại công viên Phú Lâm, quận 6, TP HCM. Ảnh: Đ.N.
Đào, cô gái duy nhất trong nhóm sinh năm 1988, quê Bến Tre, cho biết hai năm trước ba mẹ ly dị nhau nên em bỏ nhà lên thành phố lang thang ở công viên, cứ ai cho gì thì ăn nấy. Trong một lần "buồn đời" và được hai bạn Minh, Phú chỉ cho hít keo nên em cũng thử rồi nghiện.
"Bọn nó rủ hít keo cho quên đi nỗi buồn, với lại giá mấy loại này rẻ nên em cũng hít cho vui, riết rồi ghiền. Ban đầu một ngày hít một hũ, đến giờ phải 2, 3 hũ mới đã", Đào kể.
Các nhóm thiếu niên nghiện keo này thường tập trung ở những nơi vắng vẻ, nhất là một số công viên như Lê Thị Riêng (quận 3), Phú Lâm (quận 6)... Các loại keo mà bọn trẻ sử dụng đều có mùi rất nồng đủ mọi nhãn hiệu: con voi, con chó, 502... dùng để dán giày, ống nước hay dán sắt, được bày bán rộng rãi ở các tiệm tạp hóa.
"Ngày nào tụi nó cũng mua vài hộp để hít, chả hiểu cảm giác thế nào, tác hại ra sao mà bọn trẻ nghiện như vậy", chủ một tiệm tạp hóa gần công viên Phú Lâm kể. Ông cho biết, mỗi tuýp hoặc lon keo như thế có giá trung bình từ 5.000 đến 15.000 đồng.
Ông Võ Văn Lựu, nhân viên bảo vệ công viên Lê Thị Riêng kể, trào lưu hít keo ở một nhóm trẻ bụi đời rộ lên từ trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên kể từ khi có chỉ đạo của công an phối hợp với bảo vệ công viên truy quét thì tình trạng này đã giảm đi đáng kể.
"Đến giờ lâu lâu thấy một em ngồi cầm bọc ni lông hít là bảo vệ đến nhắc nhở ngay. Hễ thấy chúng tôi lại gần là bọn nó chạy mất", ông Lựu nói. Nhân viên bảo vệ này bày tỏ, khó khăn ở đây là bọn trẻ nghiện keo chứ không phải thuốc phiện, nên khi phát hiện chỉ lập biên bản rồi thả về, không có lý do gì để xử phạt nặng.
Các loại keo dán hiệu con chó, con voi này được bày bán rộng rãi trên thị trường. Ảnh: Thi Ngoan.
Trò chuyện với VnExpress.net, Bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc bệnh viện tâm thần TP HCM cho biết, trào lưu hít keo này đã có ở nước ngoài từ lâu. Một số người nghiện thuốc phiện nhưng không có nhiều tiền mua heroin, nên hít keo thay thế. Loại này giá thành rẻ hơn mà vẫn mang lại được cảm giác "đê mê" tương tự ma túy.
Theo bác sĩ Thắng, sau một thời gian hít, các hóa chất này đi vào cơ thể người sử dụng sẽ làm chết tế bào thần kinh trung ương, sau đó gây ra các bệnh nghiêm trọng ở phổi, bao tử, tim, gan thận...
Kéo dán thực ra là một hợp chất polymer hòa tan trong dung môi, là hỗn hợp dựa trên các liên kết hóa học để tạo sự kết dính. Trong đó, những hóa chất được dùng làm dung môi có thể có thành phần alcool, axit, acetone... Theo bác sĩ Thắng, khi hít vào sẽ có tác dụng kích thích làm thay đổi tình trạng não bộ, gây ra ảo giác hưng phấn tạm thời. Nó cũng khiến người nghiện "tăng đô" như sử dụng thuốc phiện. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)