Tin tức » Tin trong nước
Hà Nội sẽ có 8 tuyến tàu điện và nhiều đường cao tốc
(23:26:12 PM 17/06/2011)
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài 284 km. Ngoài 5 tuyến đã được phê duyệt, Tư vấn đề xuất thêm 3 tuyến mới là Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi, Mê Linh - An Khánh - Dương Nội, Mai Dịch - Yên Sở - Lĩnh Nam - Dương Xá. Khu vực nội đô sẽ có 6 tuyến tàu điện ngầm. Ga Hà Nội trở thành tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ đô thị đa năng và là đầu mối trung chuyển hành khách giữa các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia.
Hà Nội sẽ hình thành các tuyến cao tốc và tuyến hướng tâm có quy mô 6 - 8 làn xe, hành lang tuyến 100 - 110m. Đó là tuyến cao tốc Bắc - Nam, đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình, đường cao tốc phía tây (đường Hồ Chí Minh), cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên.
Người dân quan tâm đến đồ án Quy hoạch chung thủ đô. Ảnh: Hoàng Hà.
Đồng thời, tuyến hướng tâm như quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32 được cải tạo, nâng cấp, mở rộng. Các tuyến hướng tâm được xác định, gồm Tây Thăng Long - Sơn Tây, đường 32, trục Hồ Tây - Ba Vì, đại lộ Thăng Long, Hà Đông - Xuân Mai, Ngọc Hồi - Phú Xuyên.
Về hệ thống đường vành đai, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh vành đai 1 (Cầu Giấy - Trần Khát Chân) dài 10,2km, quy mô 6 - 8 làn xe. Vành đai 2, dài 44km, quy mô 10 làn xe, trong đó đoạn Cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở quy mô đường 2 tầng. Vành đai 3, dài 65km, quy mô 10 - 12 làn xe, trong đó đoạn cầu Thăng Long - cầu Thanh Trì có đường cao tốc đô thị trên cao 4 làn xe.
Vành đai giữa 3 và 4 chạy dọc theo chuỗi đô thị phía đông vành đai 4, hoàn thiện đường 5 kéo dài từ cầu Chui - Đông Trù (Đông Anh) đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và Mê Linh tạo thành tuyến giao thông đô thị xương sống cho các khu đô thị mới Mê Linh - Đông Anh, Long Biên - Gia Lâm.
Vành đai 4 quy mô đường cao tốc 6 - 8 làn xe, rộng 12m và vành đai 5 quy mô 4-6 làn xe sẽ liên kết các tuyến hướng tâm từ sân bay Nội Bài và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Hà Nội.
Hiện nay, vành đai ở nội đô thành phố đã định hình như vành đai 1 đoạn Trần Khát Chân - Hoàng Cầu, vành đai 2 đã hoàn thành cầu Vĩnh Tuy, vành đai 3 đã kết nối cầu Thanh Trì đến Mai Dịch... Tuy nhiên, hiện mới có Đại lộ Thăng Long là tuyến cao tốc đô thị đầu tiên thông xe.
Ngoài ra, theo quy hoạch, định hướng phát triển đô thị trung tâm Hà Nội được chia làm 3 vùng cụ thể: khu vực nội đô từ hữu ngạn sông Hồng đến vành đai 2 được xác định là lõi lịch sử hạn chế phát triển (0,8 triệu dân); khu vực nội đô mở rộng từ vành đai 2 đến sông Nhuệ và khu vực phát triển đô thị nhằm giảm tải cho trung tâm thành phố từ sông Nhuệ đến vành đai 4 và khu vực Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm thuộc khu vực bắc sông Hồng.
Các trung tâm dịch vụ, tài chính, thương mại sẽ gắn với các khu đô thị mới, tuyến giao thông chính đô thị, nhà ga đầu mối giao thông như Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Trì... Trung tâm chính trị - hành chính tại Ba Đình, quy hoạch phân bố các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ vẫn sẽ đặt tại khu vực Ba Đình.
Dự kiến, Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ được Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong tháng 11.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.