Tin tức » Tin trong nước
Giải mã ký tự bí hiểm trong mộ cổ nghìn năm ở HN
(23:16:00 PM 17/06/2011)
>> Hai ngôi mộ nghìn tuổi ở Ciputra
Các nhà khoa học đang "vén bức màn" bí ẩn dưới mộ cổ. Trong ảnh, bên phải cùng là PGS. TS Nguyễn Lân Cường; bên trái cùng là PGS.TS Hà Đình Đức
Việc tìm ra 2 ngôi mộ cổ và 1 chiếc giếng cổ ở khu Ciputra, Hà Nội đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt của người dân và các nhà nghiên cứu.
Trong phần trước đăng trên VTC News ngày 21/4, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã nói về những bí ẩn bên trong 2 ngôi mộ cổ. Trong đó có đề cập đến những ký tự “bí hiểm” khắc trong mộ.
Sáng nay, nhà khoa học luôn đau đáu với việc tìm hiểu và bảo tồn dấu tích người Việt xưa, đã thức đến 1 giờ sáng, để kịp thời gửi tới VTC News bài viết nhằm “vén bức màn” bí mật trên.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Những chữ cổ trong mộ gần 2000 năm, dưới khu Ciputra, Hà Nội. Ảnh: PGS. TS Nguyễn Lân Cường
Bí ẩn chữ cổ
Ngày 18 tháng 4 năm 2011, trên báo Thể thao - Văn hoá số 108, tôi có đăng bài “2 ngôi mộ cổ ở Ciputra có gì?” (bài tôi gửi có tên "Phát hiện 2 ngôi mộ cổ ở Đông Ngạc - Từ Liêm", nhưng Ban biên tập đã sửa như trên).
Trong bài báo này tôi có viết: “Đặc biệt trong mộ lớn phát hiện được khoảng 40 viên gạch, mà rìa cạnh có chữ Hán (bên trái là bộ “thổ”, bên phải là bộ “mộc”). Tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà Hán học nổi tiếng nhưng chưa rõ đây là chữ gì?”
Thật ra, ngay những ngày mới phát hiện thì chúng tôi cũng đã phát biểu với nhiều nhà báo rằng: “Nếu bên trái là bộ mộc bên phải là bộ thổ thì là chữ "đỗ", nhưng điều đặc biệt là chữ nào cũng có thêm một dấu chấm ở bên trái chữ thổ, nằm giữa gạch ngang trên và gạch ngang dưới, giải thích sao đây thì tôi… bó tay!”
Khoảng trên 20 bài báo giấy và báo mạng đã nhắc lại ý kiến này của tôi và đều nói rằng đây là một bí mật chưa được giải mã.
Nhiều người đã theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong số đó có độc giả Phan Anh Dũng - Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế - người cũng đã từng làm từ điển Hán - Nôm. Trên báo mạng Khoa học & đời sống, ông viết bài: “Giải nghĩa chữ Hán trong ngôi mộ cổ ở Ciputra”.
Trong bài báo này có đoạn: “Sau một hồi tra cứu các từ điển chữ dị thể, tức là từ điển ghi các dạng viết khác nhau, hiếm gặp của chữ Hán thông thường, người viết đã tìm được chữ này trong sách “Chính tự thông, bộ mộc”, và xác định nó chỉ là một dị thể của chữ “Đỗ” thông thường.
(Sách Chính tự thông là một tự điển do Trương Tự Liệt soạn cuối đời Minh, niên đại Sùng Trinh (1627 - 1644) trước cuốn Khang Hy Tự Điển không xa lắm), chữ Đỗ trong “Chung đỉnh văn” (chữ khắc trên chuông, đỉnh đồng) và chữ Triện được viết đảo ngược thành “Đỗ” tức cây đậu là một tên họ phổ thông ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, nhưng chưa xác định được có phải đó chính là gia tộc của chủ nhân ngôi mộ, hay chỉ là hiệu của xưởng chế tác gạch…”
Hoan hô nhà nghiên cứu Phan Anh Dũng, anh đã mở dần điều bí mật trên viên gạch cổ, dù vẫn chưa giải thích được còn cái chấm thì sao?
Lúc đầu mới phát hiện tôi cho là lỗi của khuôn, nhưng ý kiến này không chuẩn xác vì nhiều chữ Đỗ trong mộ được đúc bằng các khuôn khác nhau và chữ nào cũng có dấu chấm. Có chữ thì chữ “thổ” lại viết như chữ “sĩ”. (gạch ngang trên dài, gạch ngang dưới ngắn).
Chữ cổ là họ của người chết hoặc “mác” của xưởng gạch
Thật may cho tôi mới đây GS Phan Huy Lê, cùng đi với người cháu ngoại là Phạm Lê Huy (giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội) lên thăm công trường. GS Phan Huy Lê hết lời khen ngợi những kết quả thu được của đợt khai quật khẩn cấp.
Tôi có hướng dẫn GS và ThS Phạm Lê Huy xem các chữ cổ. Mấy ngày sau anh Huy gửi thư cho tôi xác nhận đây chắc chắn là chữ “Đỗ”.
Chữ cổ này là "Đỗ"? Ảnh: PGS.TS Nguyễn Lân Cường
Theo cách viết thông thường, quả thực chữ “Đỗ” thường được viết với bộ “mộc” ở bên trái và bộ “thổ” ở bên phải. Tuy nhiên, việc đảo vị trí các bộ phận từ trái lên trên, từ trái sang phải… để tạo ra các chữ dị thể là không hiếm gặp trong chữ Hán.
Ví dụ chữ “phong” (峰và 峯), chữ “hòa” (和 và 咊), chữ “lân” (隣 và 鄰). Trong trường hợp chữ Đỗ, cơ sở dữ liệu về chữ Hán dị thể do Ủy ban ngôn ngữ thuộc Bộ Giáo dục Đài Loan biên soạn cho biết chữ Đỗ có thể được viết với bộ “thổ” ở bên trái, bộ “mộc” ở bên phải (theo tự điển Chính tự thông của Trương Tự Liệt đời Minh).
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bộ “thổ” còn có thêm một dấu chấm (theo tự điển Kim thạch văn tự biện dị do Dương Thiệu Liêm người đời Thanh biên soạn). Đặc biệt, trong mộ chí của Lý Thuyên người đời Đường (Lâm Hoài quận lục sự tham quân Lý công mộ chí) có thể thấy chữ Đỗ được khắc với bộ “thổ” có dấu chấm ở bên trái và bộ “mộc” ở bên phải.
Chữ Đỗ trong Lâm Hoài quận lục sự tham quân Lý công mộ chí. Ảnh: PGS.TS Nguyễn Lân Cường
Theo tôi, như vậy chữ cổ trong ngôi mộ lớn ở Đông Ngạc đã được giải mã. Đây là họ của người nằm trong mộ hay tên của xưởng sản xuất gạch thời đó. Tôi nghiêng về ý kiến thứ nhất vì rằng người bạn tôi là nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành đã tìm thấy một mộ thời Đông Hán ở Hải Dương có những viên gạch xây mộ có chữ Hoàng trùng với tên của chủ nhân ngôi mộ, vì tìm thấy bia của ngôi mộ cổ này với niên đại cụ thể là Vĩnh Tiến Ngũ niên (130 sau Công nguyên).
Dẫu sao, ý kiến của tôi vẫn chỉ là giả thiết, mong sao được các nhà nghiên cứu cùng thảo luận, chỉ giáo
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.