Tin tức » Tin trong nước
Đồng Nai lấp khoảng 1.000 giếng nước có nguy cơ gây ô nhiễm
(23:22:54 PM 17/06/2011)
Đồng Nai sẽ lấp khoảng 1.000 giếng nước có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước (Ảnh minh họa)
Hiện nay 100 giếng khoan, giếng đào có nguy cơ gây ô nhiễm ở huyện Long Thành đang được tiến hành trám lấp thí điểm. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết: những địa phương có số lượng giếng khoan, giếng đào bỏ hoang lớn gồm Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, thị xã Long Khánh cũng sẽ được lấp trong thời gian tới. Hầu hết số giếng khoan cần phải trám lấp đều là những giếng trước đây người dân dùng để khai thác nguồn nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi có nguồn nước thay thế, những giếng khoan, giếng đào này đã không được trám lấp theo quy trình mà lại là chỗ để người dân đổ rác xuống, khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Cũng theo thống kê của ngành Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai: hiện trên địa bàn có khoảng 243.000 công trình khai thác nước, trong số đó, 340 giếng khoan khai thác tập trung trong các khu công nghiệp, gần 88.000 giếng khoan khai thác riêng lẻ và hơn 155.000 giếng đào để khai thác nguồn nước dưới đất. Với việc khai thác nguồn nước ngầm tràn lan như hiện nay, các nhà chuyên môn cảnh báo nguy cơ cạn kiệt nguồn nước dưới đất có thể xảy ra trong thời gian gần.
Bên cạnh đó, tình trạng phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, nhưng lại xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp đã xả nước thải chưa qua xử lý và cho thấm tự nhiên vào lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, canh tác nông nghiệp, người nông dân đã sử dụng quá nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu cũng đang là mối nguy cơ đe dọa đến nguồn nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)