Tin tức » Tin trong nước
Đề án Bảo vệ nước dưới đất thành phố Buôn Ma Thuột
(23:29:36 PM 17/06/2011)
Tỉnh Đăk Lăk đang triển khai Đề án “Bảo vệ nước dưới đất TP Buôn Ma Thuột”
Trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đã cho thấy, TP Buôn Ma Thuột có dân số tăng rất nhanh (phần lớn tăng cơ học), kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất ngày càng tăng. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua việc khai thác nước ngày càng nhiều, khó kiểm soát; việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp thực hiện chưa hợp lý.
Tình trạng suy thoái tài nguyên nước đang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững. Thống kê sơ bộ, mỗi ngày TP Buôn Ma Thuột sử dụng từ 32 đến 35 ngàn m 3 nước là nguồn nước dưới đất, mạch lộ nước tự nhiên và các giếng khoan. Hầu hết các địa điểm khai thác nước ngầm thuộc địa bàn TP Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận thuộc các huyện Krông Păk, Cư M’gar và Cư Kuin. Đó là chưa kể các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân khai thác lượng nước khá lớn từ các giếng khoan nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn nước dưới đất. Đó là việc khai thác nước vượt trữ lượng cho phép; khai thác thiếu quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn; chưa xem xét đầy đủ vấn đề về nước dưới đất; công tác thu gom nước thải còn bất cập…Hiện nay, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dễ xảy ra do nguồn nước thải, rác thải xâm nhập làm ô nhiễm nguồn nước và quá trình sản xuất nông nghiệp với tác động của dư lượng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra hàng ngày.
Trên cơ sở xác định yêu cầu sử dụng nguồn nước lâu dài, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Trung (Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước-BộTài nguyên và Môi trường) đã đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ của đề án là tập trung phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nước dưới đất. Trong đó tập trung nghiên cứu xác định điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng nước dưới đất. Liên đoàn sơ bộ xác định nguyên nhân, nguy cơ và mức độ cạn kiệt nhiễm và ô nhiễm nước dưới đất; đồng thời đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo vệ nước dưới đất.
Hiện nay, TP Buôn Ma Thuột có trên 32 vạn dân, dự kiến đến năm 2015 dân số 35 vạn, đến năm 2020 dân số đạt trên 40 vạn và nhu cầu nước sinh hoạt 65 ngàn m 3 ngày đêm. Trước mắt và lâu dài, phải khai thác nước dưới đất hợp lý cân bằng với bảo vệ môi trường, khai thác khối lượng nước đủ theo quy hoạch và không để gây ô nhiễm nguồn nước. Để đạt được mục tiêu và nhu cầu cung cấp nước đạt chất lượng, đồng thời phát triển kinh tế bền vững, nhà hoạch định chính sách, nhà chuyên môn đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Trong đó, có việc bố trí địa bàn khai thác nước (khoan giếng, lấy nước từ các điểm lộ), xây dựng và nâng cấp các cơ sở xý lý thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp; tổ chức tốt thu gom rác thải rắn, bố trí các bãi đổ chất thải xa nơi có các lỗ khoan nước, xa khu dân cư. Các bãi rác, khu nghĩa trang phải có tường rào chắn, có hàng cây xanh ngăn tách biệt với địa bàn xung quanh. Trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột và những vùng lân cận Krông Păk, Cư M’gar và Cư Kuin phải trồng rừng, trồng cây xanh phủ trống đồi trọc để phục hồi sinh thái và giữ cho nước mưa thấm vào lòng đất và không để nước chảy tràn trên mặt làm xói mòn đất và gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Dựa trên cấu tạo địa hình, địa phương xây dựng một số hồ đập, giữ lại nguồn nước mặt; đồng thời bố trí các lỗ khoan hợp lý để đưa nguồn nước hồ, đập đi vào lòng đất, tạo nguồn nước ngầm, bổ sung cho lượng nước dưới đất bị khai thác quá nhiều trong quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.