Tin tức » Tin trong nước
Dân lo chống triều cường, lãnh đạo không quan tâm
(23:26:32 PM 17/06/2011)
Dân lo chống triều cường (Ảnh minh họa)
Có mặt tại hiện trường lúc 9 giờ 20 phút chúng tôi nhận thấy trên con đường đất dài gần một cây số chạy dọc theo biển từ cuối xóm ra cho tới cơ sở đóng tàu thuộc Vinashin vẫn còn dấu vết của những cơn sóng biển bởi những vũng nước. Những người dân ở đây cho biết, cứ từ 5 đến 10 phút là có một cơn sóng lớn đổ ập vào bờ, từ 20 đến 30 phút lại xuất hiện một cột sóng cao từ 5 đến 7m, có khi lên đến 10m, nước biển làm xói lở móng nhà, rồi tràn qua đường và các con hẻm gây ngập cục bộ hàng trăm hộ.
Một số nhà dân nằm sát bờ biển đã bị sóng đánh sập mái hoặc xói lở móng nhà, một vài nhà có khả năng sẽ sập buộc phải di dời đến nơi khác ở tạm. Những chiếc tàu đang đóng mới hoặc sửa chữa cũng được vài chục ngư dân hối hả vừa dùng bao cát đắp xung quang nhằm hạn chế sóng biển tràn vào vừa tìm cách để chuyển những chiếc thuyền này vào sâu trong bờ.
Theo phản ảnh của bà con, ngay khi có triều cường đã kịp báo với chính quyền các cấp nhưng chưa được giúp đỡ.
Ông Lê Tam bức xúc nói: “Ngay khi có sóng đánh mạnh vào bờ, tràn vào một số nhà dân và các đường trong xóm, chúng tôi đã báo cáo lên ông khu phố trưởng, tổ trưởng dân phố nhưng cho đến nay có thấy ai xuống giúp đỡ dân đâu. Người dân chúng tôi đang nơm nớp lo sợ, nếu không có gì chuyển biến tích cực thì triều cường sẽ nuốt chửng cả ngôi làng này không biết lúc nào ”.
Còn trụ sở Đảng uỷ, UBND phường Phú Đông mặc dù cách xóm Rớ chỉ vài trăm mét cũng không thấy bong dáng một ông cán bộ nào, mãi cho đến gần 10 giờ sáng nay mới thấy xuất hiện. Nhưng biện pháp như thế nào để khắc phục thì đành chịu và đề nghị dân tự khắc phục (?).
Bà con xóm Rớ ở dây cho biết, thực ra ngay từ tối thứ ba, tức là tối ngày 19/10 đã xuất hiện triều cường với những cơn sóng cao nhưng mức độ ít nguy hiểm như sáng hôm nay. Ông Lê Tam cũng cho biết thêm, năm 1993, xóm Rớ cũng bị triều cường xâm thực, nhưng không tàn bạo như bây giờ. Triều cường đã xảy ra mấy ngày nay, nặng nhất là từ tối ngày 21 đến sáng 22/10. Có khả năng do ảnh hưởng bão số 6 cộng với thủy triều lên nên gây sóng to, gió lớn và xâm thực nặng nề.
Nhà anh Cao Quốc Công bị triều cường và nước đã tràn vào sân vào tối hôm qua 21/10 nhưng vì sân đất cát nên nước biển thấm vào lòng đất, không tràn vào nhà. Sáng nay gia đình anh vội dùng vài chục bao cát để đắp xung quanh hàng rào và trước ngõ để hạn chế thiệt hại.
Anh Công nói: “Nhà tôi bị nước tràn qua đường vào sân nhà từ tối hôm qua nhưng đến sáng nay gia đình mới dùng bao cát đắp xung quanh hàng rào để giảm bớt nước biển nếu có tràn vào, chứ còn không biết như thế nào nữa”.
Anh Huỳnh Đức Hoàng cho biết:” Trước đây vài năm từ nhà dân xóm Rớ cách bờ biển phải 40 đến 50 mét nhưng nay như anh thấy đấy cát bờ biển đã trôi đi đâu hết còn sóng đã đánh tận vào móng nhà dân rồi”.
Hiện chưa có con số chính xác về mức thiệt hại nhưng quan trọng hơn là bà con xóm Rớ đang tự giúp nhau cứu lấy tài sản trong nhà cũng như phương tiện hành nghề; đồng thời bà con dùng bao cát đắp xung quanh nhà, hoặc đắp trên những con đường trong xóm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Đến 12 giờ trưa 22/10, ông Lê Đức Ly- Trưởng khu phố 6 mới cho biết:” Triều cường đã làm sập hoàn toàn và kéo xuống biển một ngôi nhà, khoảng 10 ngôi nhà bị khoét hỏng móng và sập một phần, đồng thời khoảng 70 ngôi nhà khác ở khu phố 6 đang bị uy hiếp. Hiện chưa có thiệt mạng về người, tài sản bị hư hỏng và cuốn trôi chưa thể thống kê được. UBND phường Phú Đông đang triển khai hỗ trợ bao tải cho bà con đựng cát chắn sóng”.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Thành phố Tuy Hòa sớm chỉ đạo tìm gải pháp giúp đỡ bà con; đồng thời cần xử lý trách nhiệm của cán bộ địa phương đối với sự việc nêu trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.