»

Thứ năm, 21/11/2024, 13:32:27 PM (GMT+7)

Dân di dời vì nứt đất lan rộng

(23:15:22 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Nhiều hộ dân tại khu I, thị trấn Di Linh - Lâm Đồng đang chủ động di dời đồ đạc và chuyển sang nơi ở an toàn vì hiện tượng nứt đất tại đây ngày càng nghiêm trọng.

Đất tại Di Linh bắt đầu nứt từ ngày 29/4, ban đầu người dân nghĩ do các loại xe tải hạng nặng qua lại nhiều nên sụt lún. Tuy nhiên tiếp tục theo dõi, người địa phương lo lắng vì vết nứt ngày càng kéo dài cách xa đường ôtô.

 

Đến ngày 1/5, nhà chị Nguyễn Thị Huệ bị sập nhưng rất may không bị thiệt hại về người. Ngay sau đó lãnh đạo huyện Di Linh có mặt tại hiện trường và nhận định, hiện tượng nứt đất tại đây là không bình thường nhưng mức độ chưa cần thiết phải di dời đồng loạt.

 

Tuy nhiên, vì lo sợ khi thấy hai ngôi nhà 2 tầng của ông Nguyễn Văn Vũ và ông Lê Khả Trường đã nứt toác, nghiêng hẳn về hướng Bắc, 20 hộ dân đã chủ động di dời từ sáng 4/5.

 

 

Nhà bị nứt toạc. Ảnh: Quốc Dũng

 

Hiện tại vết nứt đất này đã kéo dài gần 500 m trong khu vực 15 ha, miệng nứt rộng nhất lên đến 20cm và có nơi sâu đến hơn 2 m. Ngày 4/5, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng cùng lãnh đạo huyện Di Linh đã có cuộc khảo sát thực địa khu vực xảy ra nứt đất.

 

Bước đầu lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường nhận định, hiện tượng nứt đất tại Di Linh có thể do việc khai thác nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng thay đổi tầng nước dẫn tới hiện tượng nứt lún đất. Nhưng để có kết luận chính xác nguyên nhân thì cần phải có những nhà khoa học chuyên ngành.

 

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần khẳng định, hiện tượng nứt và sụt lún đất tại Di Linh không liên quan đến động đất và núi lửa, vì Lâm Đồng là địa bàn ít chịu tác động của động đất và núi lửa.

 

 

Nứt đất ngày một nghiêm trọng. Ảnh: Quốc Dũng

Theo ông Phương, hiện chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân nứt và sụt lún đất tại Di Linh vì cần phải có cuộc nghiên cứu kỹ hiện trường và phân tích nhiều dữ liệu liên quan. Tuy nhiên, quan sát ban đầu, Phó giáo sư Phương cho rằng, khả năng đây là hiện tượng địa chất thủy văn liên quan tới việc khai thác nguồn nước ngầm.

 

Tiến sĩ Đỗ Văn Lĩnh, Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam thì cho rằng hiện tượng nứt đất tại Di Linh liên quan tới đới đứt gãy Bảo Lâm (Lâm Đồng) - Tam Hiệp (Đồng Nai), với các nguyên nhân như chu kỳ hoạt động trở lại của đới đứt gãy trong lòng đất hoặc do phong hóa trượt lở, sự co bóp nội bộ của đất đá có liên quan tới tầng nước ngầm...

Theo Quốc Dũng/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân di dời vì nứt đất lan rộng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI