»

Chủ nhật, 24/11/2024, 00:25:51 AM (GMT+7)

Đám mây phóng xạ mạnh nhất vào tới Việt Nam

(23:16:45 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, theo tính toán, cuối ngày 9-4, đám mây phóng xạ vào Việt Nam.


Thông tin nói “mây phóng xạ vào Việt Nam với mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng sức khỏe con người” chỉ là tin đồn thất thiệt.Đến ngày 11-4, đám mây phóng xạ sẽ bao trùm khắp Việt Nam, nhưng nồng độ hạt nhân phóng xạ vẫn thấp hơn mức cho phép hàng nghìn lần.

Theo tính toán của các nhà khoa học, đám mây này có thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian.

 

Đám mây phóng xạ mạnh nhất (màu xanh dương) được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong ngày 9 và 10/4.

 

Tuy nhiên trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, dù đám mây này có bao trùm Việt Nam thì mức phóng xạ sẽ tăng đến mức gấp 100 lần so với mức đã phát hiện được. Điều này đồng nghĩa việc nồng độ phóng xạ quan trắc được cũng sẽ chỉ vào vài ngàn µBq/m3, thấp hơn hàng ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Tính đến 15 giờ ngày 9-4, ngoài việc ghi nhận được các đồng vị phóng xạ tự nhiên, trạm quan trắc tại Đà Lạt và Ninh Thuận còn phát hiện ra phóng xạ nhân tạo I-131.

 

Như vậy, chỉ sau khoảng 1 ngày “biến mất,” I-131 đã quay trở lại khu vực Đà Lạt.

 

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131, Cs-134 và Cs-137 đều ghi nhận được. “Các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được tại 3 địa điểm nói trên đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường,” báo cáo nói rõ.

 

Bên cạnh đó, trong mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí và thực vật) do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân đo, ngoài các đồng vị Be-7, K-40, U-238, Th-232 và Cs-137 có hàm lượng ở mức bình thường như trước khi xảy ra sự cố Fukushima I, còn phát hiện được Cs-134 với hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Trung Hiền/Vietnam+
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đám mây phóng xạ mạnh nhất vào tới Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI