Tin tức » Tin trong nước
Chống buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép
(23:23:54 PM 17/06/2011)
Đấu tranh chống buôn bán trái phép hổ sẽ là nội dung chính của hội thảo giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Ảnh của Edward Parker/WWF-Canon.
Đây là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế trao đổi về những khó khăn và giải pháp trong công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu tăng cường các cơ chế hiện có nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã xuyên biên giới.
Đại diện từ các tổ chức quốc tế như Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Ban Thư ký CITES quốc tế, Tổ chức Hải Quan Thế giới (WCO), Mạng lưới Thực thi Pháp luật về loài hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN), Cơ quan Quản lý Vườn quốc gia Nam Phi, Tổ chức TRAFFIC - Chương trình tiểu vùng Sông Mê Kông, Hiệp hội bảo tồn loài hoang dã thế giới (WCS) cùng gần 30 đại diện từ các cơ quan thực thi pháp luật cấp Trung ương và một số tỉnh giáp biên giới của Việt Nam họp thảo luận về những biện pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã qua biên giới và phòng chống các tội phạm quốc tế liên quan tới buôn bán loài hoang dã trái phép.
Mặc dù trong thời gian qua, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nỗ lực thực thi pháp luật về kiểm soát tình trạng buôn bán trái phép các loài hoang dã ở cấp quốc gia, cấp vùng và toàn cầu, nhưng các hoạt động buôn bán trái phép này vẫn diễn ra ở nhiều nơi, tiếp tục đe dọa những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như hổ, tê giác và voi với các đường dây phức tạp, liên quan tới cả tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xuyên Châu lục từ Châu Phi tới Châu Á.
Tiến sĩ Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết: “Hội thảo này là một cơ hội tốt để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và các Tổ chức quốc tế chia xẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp các nỗ lực nhằm đấu tranh chống nạn buôn bán trái phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu trong khuôn khổ thực thi các hoạt động của ASEAN-WEN và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) là thỏa thuận đa phương chủ yếu để kiểm soát việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã trên toàn thế giới.
Các chuyên gia quốc tế sẽ trình bày những lĩnh vực có thể hỗ trợ cho phía Việt Nam, cũng như các công cụ hỗ trợ trao đổi thông tin và hợp tác liên ngành, đồng thời phối hợp đa phương nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
Hội thảo sẽ đặc biệt tập trung vào nạn buôn bán trái phép mẫu vật hổ. Năm 2010, loài mèo lớn này đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong Diễn đàn Bảo tồn Hổ Quốc tế tổ chức tại St. Petersburg, Liên bang Nga vào tuần trước. Tại diễn đàn này, đại diện từ các quốc gia có hổ, đã ký các cam kết nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ hổ, con mồi và sinh cảnh của chúng để đến năm hổ 2022 số hổ hoang dã trên thế giới sẽ tăng hơn 7.000 cá thể so với khoảng 3.200 cá thể hiện nay.
Tiến sĩ William Schaedla, Giám đốc TRAFFIC Đông Nam Á, cơ quan kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã hỗ trợ kỹ thuật cho sự kiện này, phát biểu: “Mong rằng những cuộc thảo luận như thế này sẽ nhận được sự đóng góp chuyên môn từ các tổ chức địa phương và quốc tế, và từ đó sẽ giúp ích cho công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán trái phép các loài quan trọng như hổ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.