Tin tức » Tin trong nước
Chỉ được thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích công cộng
(23:22:09 PM 17/06/2011)
![]() |
Trong thời gian tới, với các dự án mang tính thương mại có sử dụng đất nông nghiệp, chủ đầu tư sẽ phải thương lượng để mua lại quyền sử dụng đất của nông dân theo giá thỏa thuận - Ảnh: D.H/Báo Lao Động |
Trong báo cáo sơ kết việc triển khai kế hoạch số 900 thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ủy ban TVQH nêu dự kiến hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực đất đai giai đoạn tới là “phải bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp của nông dân”.
Theo đó, Nhà nước chỉ thu hồi đất của nông dân vì mục đích công cộng được định nghĩa hẹp (như bao gồm các mục đích phục vụ an ninh, quốc phòng, giao thông công chính).
Còn lại tất cả các dự án có tính thương mại khác như chuyển đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, đất ở, kinh doanh, đất xây dựng trường học, bệnh viện, chủ đầu tư phải thương lượng để mua lại quyền sử dụng đất của nông dân theo giá thỏa thuận.
Ngoài ra, trong định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật 10 năm tới, Ủy ban TVQH cũng dự kiến sẽ hoàn thiện thể chế tài chính công, tạo cơ chế kiểm soát hiệu quả các khoản vay nợ nước ngoài và chi tiêu ngoài ngân sách, kể cả các khoản bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn, đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn tài sản này phải được thể hiện trong ngân sách Nhà nước và quá trình sử dụng chúng phải chịu sự giám sát của các cơ quan dân cử.
Về công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu luật hóa các quyền hiến định của công dân theo hướng nghiên cứu, ban hành mới các luật về những quyền chưa được cụ thể hóa, “như quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền được trưng cầu dân ý, quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp cận thông tin…”.
Ủy ban TVQH cũng dự kiến tiến hành tổng kết việc thi hành, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp 1992, trong đó, tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương của Đảng về nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, đặc biệt là nguyên tắc “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” và nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực Nhà nước phù hợp với các nội dung mới trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển) và Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020, Báo cáo Chính trị do ĐH Đảng XI thông qua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)