Tin tức » Tin trong nước
4 người chết và mất tích do mưa, bão
(08:00:17 AM 25/06/2015)Lúc 12 giờ ngày 24-6, tâm bão Kujira (bão số 1) đã vào vùng giáp ranh Hải Phòng - Quảng Ninh với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Dù suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng cơn bão để lại nhiều hậu quả cho các địa phương.
Quảng Ninh, Hải Phòng: Cứu 13 người trôi trên biển
Tại Quảng Ninh, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đến 19 giờ ngày 24-6, bão số 1 không gây ra thiệt hại về người. Trước đó, khoảng 4 giờ cùng ngày, gió giật đã làm đứt dây neo một đầu kéo 4 sà lan neo đậu tại bến Quang Minh (xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn). Đồn Biên phòng Ngọc Vừng ứng cứu kịp thời, tiếp cận đưa được đầu kéo cùng 10 thuyền viên (ngụ tỉnh Ninh Bình) về xã đảo Ngọc Vừng an toàn. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn nên lực lượng chức năng không thể tiếp cận được 4 sà lan này. Đến tối 24-6, 4 sà lan vẫn trôi dạt trên biển.
Lực lượng chức năng ở Đồ Sơn (TP Hải Phòng) đưa tàu thuyền vào nơi trú tránh bão an toàn. Ảnh: Trọng Đức
Cũng trong chiều 24-6, tại khu vực bến Do (TP Cẩm Phả), một lồng bè nuôi hải sản của ông Trần Quang Khải (thôn 11, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) bị trôi dạt trên biển. Ba người đang làm việc trên bè này may mắn được Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả kịp thời cứu vớt một giờ sau đó khi đang trôi dạt ở vùng biển thuộc Hang Bà (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả).
Tại TP Hải Phòng, bão số 1 đã gây thiệt hại về người và tài sản. Tại thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải), sáng 24-6, trong lúc trèo lên mái nhà để chằng, chống bão, ông Dương Hải Long (51 tuổi) bị trượt chân ngã xuống đất thiệt mạng. Trước đó, sáng 23-6, tại huyện Bạch Long Vỹ, ngư dân Nguyễn Văn Thịnh (36 tuổi, thường trú huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) chằng chống tàu cá, do gió mạnh đã va đập vào thành tàu bị thương, ngất tại chỗ. Ngay sau đó, ngư dân này đã được đưa vào Bệnh viện Bạch Long Vỹ cấp cứu, đến chiều tối 24-6, sức khỏe đã ổn định. Ngoài ra, 3 tàu trong âu cảng Bạch Long Vỹ bị đứt neo, dây chằng buộc, trôi dạt và chìm sát bờ âu cảng.
Sơn La: 2 người chết, 1 mất tích
Từ đêm 23 đến chiều 24-6, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa to đến rất to khiến mực nước suối dâng cao, gây ra lũ quét làm hư hỏng nhà dân, gây sạt lở đất đá trên nhiều tuyến đường và diện tích hoa màu.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, mưa lớn đã làm 2 người chết do bị lũ cuốn trôi là cụ Giàng Tao Lánh (100 tuổi, ngụ bản Pa Kha 1, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu) và chị Lê Thị Hương (25 tuổi tại bản Hốc, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu). Ngoài ra, 1 người bị lũ cuốn trôi, hiện vẫn còn mất tích là cháu Hà Văn Kiên (4 tuổi, ngụ bản Cang, xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu).
Sơn La được xác định là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất do bão số 1 gây ra. Cụ thể, mưa lớn đã cuốn trôi, làm hư hỏng 23 ngôi nhà, làm ngập 68 ha lúa, 11 ha ngô, 20 con trâu bò; cuốn trôi và làm nhiều tuyến đường trên địa bàn bị hư hỏng nặng, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Tại huyện Mộc Châu, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn đã gây lũ ống, lũ quét trên địa bàn xã Lóng Sập, Chiềng Khừa và làm ngập úng tại địa bàn xã Chiềng Sơn.
Đề phòng lũ quét, sạt lở núi
Trong ngày 24-6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có 2 công điện hỏa tốc gửi các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, đề nghị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bão. Công điện yêu cầu các địa phương phải theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên địa bàn, cảnh báo thông tin kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản. Đồng thời chủ động phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập trên địa bàn; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, dự kiến hôm nay (25-6), phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình có thể xuất hiện một đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6 m, ở hạ lưu từ 2-3 m. Các địa phương cần đề phòng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ (bao gồm cả Nam Tây Bắc). Rủi ro thiên tai cảnh báo ở cấp 1. Riêng vùng núi phía Tây Bắc Bộ, ngày 25-6, dự báo có nơi mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
Hàng không xáo trộn lịch bay
Lịch bay thường lệ của các hãng hàng không trong ngày 24-6 đã bị xáo trộn do ảnh hưởng của bão số 1. Vietnam Airlines xác nhận có 9 chuyến bay đến các TP Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM phải thay đổi kế hoạch. Cụ thể, tất cả các chuyến bay này không thể cất cánh vào buổi sáng như dự kiến mà phải chuyển sang buổi chiều. Chuyến bay bị chậm giờ nhiều nhất là VN1183 từ Hải Phòng đi TP HCM, phải lùi giờ bay đến 15 giờ 55 phút thay vì bay lúc 11 giờ 10 phút như dự kiến. Chuyến bay bị chậm giờ ít nhất là VN278 chỉ chậm 50 phút so với giờ khởi hành.
Hãng hàng không Vietjet cho biết lịch bay của hãng bị xáo trộn trên chặng TP HCM - Hải Phòng. Các chuyến bay VJ284, VJ285, VJ288, VJ289 từ TP HCM đi Hải Phòng và ngược lại đều phải chuyển hướng khai thác từ sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Hãng có 2 chuyến bay bị hủy là VJ286 và VJ287.
Với những hành khách bị ảnh hưởng do đổi chặng, Vietjet đã triển khai phương án hỗ trợ chi phí di chuyển theo chính sách chung của hãng. Với hành khách bị hủy chuyến, Vietjet có chính sách hỗ trợ theo lựa chọn của khách hàng, bao gồm miễn phí chuyển sang các chặng bay khác còn chỗ do hãng khai thác, miễn phí bảo lưu và phí hoàn vé.
T.Hà
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.