Tin tức » Tin trong nước
Thứ bảy, 23/11/2024, 19:08:08 PM (GMT+7)
16 tổ chức bảo tồn thiên nhiên đề xuất bổ sung quy định bảo vệ động vật hoang dã
(14:10:00 PM 28/11/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 27/11, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã Nguyễn Văn Thái cho biết: Trung tâm cùng đại diện 15 tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam vừa đề xuất bổ sung một số quy định để bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam.
>> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
Ảnh: TL
Các tổ chức này lo ngại mất đa dạng sinh học, trong đó có nguyên nhân chính từ hoạt động bẫy, bắt, săn bắn bất hợp pháp trong các khu rừng ở Việt Nam. Các giám sát bằng bẫy ảnh và điều tra ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn 5 năm gần đây cho thấy quần thể động vật hoang dã suy giảm rất lớn. Nhiều loài động vật hoang dã như: Hổ, Sao la, Báo gấm, Cầy mực, Tê tê vàng không còn ghi nhận từ điều tra thực địa và có thể mất đi mãi mãi.
Quá trình tuần tra bảo vệ cho thấy, lượng bẫy bắt trái phép động vật hoang dã còn phổ biến ở hầu hết các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Bên cạnh đó, các loài động vật hoang dã di chuyển chậm như: Loài rùa ở Việt Nam đang bị khai thác quá mức bởi nguyên nhân chính do săn bắt khi người dân vào rừng khai thác các lâm sản ngoài gỗ.
16 tổ chức cho rằng cần bổ sung các quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vào rừng và lập lán trại trái phép trong rừng đặc dụng vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP về bảo vệ động vật hoang dã vì hành vi này luôn đi kèm việc chặt cây, lấy gỗ và săn bắt động vật hoang dã. Bên cạnh đó, các khu rừng đặc dụng nên xây dựng phương án cho phép khai thác có kiểm soát một số sản phẩm lâm sản ngoài gỗ không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Kết quả tuần tra bảo vệ của Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Vườn Quốc Gia Pù Mát cho thấy, thông thường chỉ bắt được người vi phạm khi họ đang mang dụng cụ săn bắt trái phép trên các tuyến đường mòn hoặc tại các lán trại trong rừng, rất ít khi bắt được hành vi đang sử dụng công cụ săn bắt động vật. Hành vi mang công cụ thủ công săn bắt động vật hoang dã đã bị phạt tiền trong Nghị định 157/2013/NĐ-CP nhưng vẫn không giữ được động vật hoang dã. Nếu không triệt phá được các hoạt động bẫy bắt động vật, Việt Nam sẽ đối diện với việc tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong thời gian gần nhất. Bởi vậy, cần bổ sung các quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi mang dụng cụ thủ công vào rừng săn bắt động vật hoang dã tại các khu rừng cấm săn bắt.
Hành vi săn bắt bằng chó đang là vấn nạn lớn cho sự tuyệt chủng của các loài rùa, tê tê và các loài thú khác, còn có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh cho các loài ngoài tự nhiên, do đó nên bổ sung các quy định xử phạt tăng nặng với các hành vi mang và sử dụng bẫy, dụng cụ săn bắt, chó săn vào khu vực rừng cấm săn bắt với số lượng lớn, góp phần răn đe những người săn bắt chuyên nghiệp trong rừng cấm săn bắt.
Minh Nguyệt
Gửi ý kiến bạn đọc về: 16 tổ chức bảo tồn thiên nhiên đề xuất bổ sung quy định bảo vệ động vật hoang dã
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.