Tin tức » Tin trong nước
11.000 tỷ đồng xây đê bao chống ngập cho TP HCM
(23:24:21 PM 17/06/2011)
Theo quyết định phê duyệt của Chính phủ về quy hoạch thủy lợi chống ngập giai đoạn sau năm 2012, TP HCM sẽ xây dựng hệ thống đê bao men theo bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Súc), sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông đến thị trấn Đức Hòa (tỉnh Long An) với chiều dài 172 km, cao 2-3m với bề rộng mặt đê khoảng 7,5 m.
Bản đồ hệ thống xây dựng đê bao và cống thoát nước (màu đỏ) của TP HCM.
Cụ thể, đoạn Bến Súc đến Vàm Thuật được xây có chiều dài 60 km bao quanh đê bao sông Sài Gòn, từ Vàm Thuận đến Thủ Bộ (tỉnh Long An) có chiều dài 44 km và từ Thủ Bộ đến Tỉnh lộ 824 (Long An) dài 68 km.
Bên cạnh đó, một hệ thống cống kép kín cũng được đặt ở các cửa sông, rạch đổ ra sông Sài Gòn, Nhà Bè, Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông... với 12 cống chính có bề rộng từ 20 đến 120 m và cao 4-10 m. Các cống này có nhiệm vụ khống chế mực nước và kiểm soát môi trường trong đê. Theo dự kiến tổng mức đầu tư của các công trình là 11.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, khi xây dựng đê bao sẽ không cản trở việc lưu thông thủy liên vùng, mặt khác chủ động cắt đỉnh triều cường. Các cống có nhiệm vụ giao thông nội vùng làm việc với chế độ hoạt động cửa cống van hai chiều. Khi triều lên, cống này sẽ được đóng lại; triều xuống, cống mở ra để giao thông và thoát nước tích tụ từ các kênh, rạch.
Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, khi xây xong hệ thống đê bao thì mục đích là giảm ngập chứ không thể hết ngập vì biến đổi khí hậu hết sức phức tạp và rất khó dự đoán. Những vùng đê bao vây quanh có thể cứu được hết ngập, còn khu vực khác không có đê bao thì sẽ có phương án phù hợp.
Người dân hy vọng khi xây xong đê bao sẽ giảm ngập lụt.
Nhận xét về công trình chống ngập này, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi cho rằng cần xem xét kỹ hơn trước khi quyết định xây dựng, nếu không sẽ càng gây ngập nặng cho thành phố.
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường phát biểu: “Việc xây dựng đê bao chống ngập quanh thành phố theo thiết kế là vội vàng, cần tính đến tình hình ngập lụt của thành phố sau 40-50 năm nữa. TP HCM là đô thị bán ngập triều, khí hậu thay đổi rất phức tạp nên có thể phù hợp với thời điểm này nhưng sẽ bị lạc hậu sau một thời gian ngắn sử dụng”.
Theo phân tích của giáo sư, triều cường là triều ác, khi nước vào rất mạnh và dâng cao, còn lúc nước thoát chỉ bằng các cống thì sẽ rất lâu, gây ngập úng triền miên. Ngoài ra, nền đất của TP HCM rất yếu, xây dựng cống lớn rất có thể bị lún. Điều đó đồng nghĩa với việc khi đưa vào sử dụng các cống thoát nước sẽ không hoạt động đồng bộ vì có cái thấp, cái cao…
Còn theo PGS - TS Nguyễn Hữu Lân (ĐH Tôn Đức Thắng), “giấc mơ” đưa thành phố khỏi cảnh ngụp lụt sẽ càng trở nên xa vời nếu đúng như kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng vào giữa thế kỷ 21 do lượng mưa tăng, mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm. Đến cuối thế kỷ này là 75 cm thì có tới 204 km2 bị ngập chìm trong nước (chiếm 10% diện tích thành phố).
Vì vậy, ông Lân cho rằng giải pháp cứng là xây đê kè dọc bờ sông nhưng không phải là xây đê bao bọc kín hoàn toàn thành phố. Thành phố nên phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, tái trồng rừng đầu nguồn, thực hiện chiến lược quản lý dòng chảy trên toàn lưu vực và xây dựng hồ sinh thái.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.