Tin tức » Tin trong nước
Cưỡng chế tiêu diệt 180.000 con chuột nuôi: Cá, cây cũng chết
(14:43:09 PM 23/07/2012)Ngày 22/7, nhiều sinh viên tình nguyện và các lực lượng địa phương vẫn tiếp tục đào hang tìm xác chuột chết, vớt xác chuột thối rữa. Do hàng trăm ngàn con chuột bị chết ngộp trong hang nên mùi hôi thối nồng nặc.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Giỏi (một trong các chủ trại nuôi chuột) tâm sự: “Việc tui nuôi chuột không đăng ký là sai nhưng từ đó tới nay chưa ngành chức năng nào lập biên bản xử phạt hay hướng dẫn nên xây lại chuồng trại ra sao, hay làm thế nào cho đúng pháp luật. Đùng một cái chính quyền cho tiêu hủy gấp là gây thiệt hại nặng nề cho tụi tui. Nếu lực lượng cưỡng chế lên kế hoạch và bàn bạc với tụi tui chọn cách tiêu diệt chuột thì sẽ hạn chế thấp nhất mức ô nhiễm môi trường như hiện nay…”.
Thu gom chuột chết trong trang trại của ông Giỏi.
Ông Giỏi cho rằng hiện nay ở An Giang có rất nhiều người thu gom chuột đồng với giá 25.000 đồng/kg. Số chuột các lái thu gom này được đưa về chợ chuột Phù Dật là chợ chuột lớn nhất miền Tây có thể tiêu thụ 3-10 tấn chuột/ngày. Thậm chí nhiều lái chuột còn tranh giành thu mua chuột ở bên Campuchia chở về An Giang tiêu thụ. Vì thế nhóm ông Giỏi khá lạc quan khi đầu ra của chuột khá ổn định nhưng tâm nguyện lớn nhất của nhóm là nếu trang trại chuột có lợi nhuận có thể triển khai mô hình này cho người dân làm theo, góp phần tăng thu nhập kinh tế và ngăn chuột phá lúa…Cũng theo ông Giỏi, có rất nhiều người ở An Giang hùn vốn vào nuôi chuột. Chuột con trước đây ông thu gom lại từ người săn bắt chuột và mua chuột sống ở chợ chuột xã Phù Dật, huyện Châu Phú với kinh phí thu gom 3 tấn khoảng 110 triệu đồng. Tiền đầu tư xây trang trại khoảng 180 triệu đồng, tiền thức ăn khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày. Trong trang trại nuôi chuột rộng 1ha, nhóm ông Giỏi đào mương thả nuôi hàng trăm kg các loại và lên liếp trồng cây xoài… Do các cơ quan chức năng phun nước ngập cho chuột chết khiến cá, cây trong trang trại cũng chết theo do ngập úng.
Theo báo cáo của địa phương, tới ngày 22.7 mới tiêu hủy được trên 1 tấn chuột. Còn nhóm ông Giỏi vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào của huyện hay tỉnh về việc hỗ trợ hay tiêu diệt chuột.
Trao đổi với NTNN, TS Ngô Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết, việc quản lý chuột gây hại mùa màng thực hiện theo Chỉ thị số 09 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng và Pháp lệnh Bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc quản lý chuột nuôi và những quy định về nuôi chuột thì lại chưa có những văn bản pháp luật quy định cụ thể.
Về nguyên tắc, khi nuôi các loài dịch hại như chuột thì cần thiết phải báo với cơ quan chuyên môn. Nếu đảm bảo các quy định về an toàn đối với sản xuất, môi trường, sức khỏe con người… thì hoàn toàn có thể được cơ quan chuyên môn cấp phép cho nuôi.
Theo ông Dũng, các cơ quan chuyên môn ở các địa phương cần tham mưu cho chính quyền để ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sản xuất, không để xảy ra tình trạng “nước đến chân mới nhảy” rồi cưỡng chế này nọ. Như thế, rất khó cho người dân hoặc doanh nghiệp muốn chăn nuôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.