Tin tức » Tin trong nước
Chủ tịch nước: Biển Đông là vấn đề Việt Nam luôn quan tâm
(09:03:38 AM 21/01/2013)
Thưa Chủ tịch nước, năm 2012, ngoại giao Việt
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm 2012, Việt
Mặc dù tình hình kinh tế đất nước trong năm qua còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng do chính sách đối ngoại đúng đắn, bạn bè quốc tế tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của Việt
Lập trường của Việt
Thưa Chủ tịch nước, các quốc gia Đông
Việt
Những nước lớn trong quan hệ đối tác với ASEAN, cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, quyết định nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và qua Việt Nam để khẳng định quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Chúng ta quan hệ đa phương, chú ý phát triển quan hệ với các nước lớn, nhưng luôn đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN. Đây là chủ trương nhất quán trong quan hệ với các nước láng giềng. Tôi muốn hỏi lại, bạn có coi trọng quan hệ với hàng xóm của mình không?
Hiện nay chủ đề Biển Đông đang được chú ý tại các diễn đàn trong nước và quốc tế. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
Biển Đông là chủ đề Việt
Giữa Trung Quốc và ASEAN đã ký thỏa thuận về DOC. Hai bên cũng đã thỏa thuận việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, nâng những nguyên tắc đó lên cao hơn, có tính pháp lý ràng buộc. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương tất cả những vấn đề đó phải được giải quyết hòa bình, hữu nghị, không dùng vũ lực, để Biển Đông thực sự hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy với ASEAN. Trên thực tế, các vấn đề diễn ra về cơ bản là cũng theo các nguyên tắc và phương châm như trên. Tuy nhiên, vẫn có những va chạm nhất định trên Biển Đông mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua.
Tôi một lần nữa nhấn mạnh, giải quyết tháo gỡ vấn đề này phải tuân thủ nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực hiện theo phương châm hòa bình, hữu nghị giữa các bên liên quan. Những nguyên tắc này, không chỉ Trung Quốc và ASEAN công nhận, mà cộng đồng quốc tế, nhất là những nước quan tâm và có lợi ích ở Biển Đông, cũng thừa nhận và ủng hộ. Việt
Thưa Chủ tịch nước, cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Philippines và Brunei có đồng tình với Việt Nam trong việc xử lý vấn đề Biển Đông?
Không chỉ Philippines, Brunei mà cả Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác trong ASEAN, tuy không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông, cũng ủng hộ những quan điểm đó. ASEAN lấy đồng thuận làm nguyên tắc hoạt động, nghĩa là tất cả các thành viên đều thống nhất trong vấn đề này. Đó là quan điểm, nguyên tắc chung của tất cả các thành viên ASEAN; là cơ sở quan trọng để Việt
Chúng ta chủ trương giữ vững chủ quyền biển đảo bằng con đường ngoại giao hòa bình, nhưng tình hình biển đảo ở Biển Đông thời gian qua khiến người dân chưa an tâm. Chủ tịch nước có thông điệp gì đối với người dân về vấn đề này?
Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt
Chúng ta sẽ dựa vào luật pháp quốc tế, lấy đó làm cơ sở và sức mạnh để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình. Chúng ta đấu tranh mềm dẻo nhưng cũng đồng thời phải thường xuyên chủ động củng cố mặt trận quốc phòng an ninh, nâng cao cảnh giác trước mọi diễn biến ở khu vực, kiên quyết bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mình.
Việt
Trước khi chúng ta tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), nhiều người lo sợ Việt
Những suy giảm kinh tế thời gian gần đây không phải do WTO mà do những nguyên nhân chủ quan và sự yếu kém của chính chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại nền kinh tế và điều chỉnh chính sách để kinh tế vĩ mô ổn định.
Muốn phát triển, chúng ta phải mở cửa với thế giới. Tham gia TTP là nằm trong chủ trương này. Điều quan trọng là chúng ta phải rút kinh nghiệm từ AFTA và WTO để làm tốt việc chuẩn bị. Nếu không, thắng lợi khó đạt được mà thất bại cũng khó tránh. Tôi cho rằng thắng lợi hay thất bại là do chính nội lực chủ quan của chúng ta. Mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi bộ ngành và toàn quốc phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong quá trình hội nhập, tham gia TPP trong tương lai.
Thưa Chủ tịch nước, vị trí của Việt
Thông thường, để phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP thì phải đầu tư vốn. Có một tương quan tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn kém. Ở nước ta tỉ lệ đó có khi lên đến 5-6. Tức là chi phí của Việt
Đại hội XI của Đảng chủ trương phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng... cùng một loạt công việc để giải quyết những hạn chế đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Chủ trương là như vậy, nhưng để thực hiện đạt kết quả đòi hỏi nỗ lực cao của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, từng doanh nghiệp. Tôi hy vọng và kêu gọi những nỗ lực như thế phải được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thành công của các nước xung quanh Việt
Chúng ta đã xác định phải thực hiện tốt 3 yếu tố: phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế. Vấn đề là phải tổ chức thực hiện sao cho tốt.
Về hạ tầng, rõ là sau 25 năm đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu, nhưng muốn phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo, không thể chấp nhận hạ tầng như hiện nay. Đường bộ chẳng hạn. Nhất định phải có hệ thống xa lộ đúng nghĩa. Hệ thống cảng biển cũng vậy. Đặt cạnh những nước tiên tiến trong ASEAN, chi phí cho một đơn vị hàng hóa tại cảng của chúng ta trung bình cao gấp đôi họ. Như vậy thì làm sao cạnh tranh? Chính vì vậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng. Chủ trương đã có và nói nhiều rồi. Bây giờ là phải triển khai việc này.
Cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp phải được quan tâm hơn nữa. Không phải vì mở cửa làm một số doanh nghiệp chúng ta cạnh tranh kém, mà do chính những yếu kém của chúng ta. Tại sao người ta mở cửa cho anh bán hàng, anh không làm được cho tốt? Để khi người ta cũng bán hàng như mình, nhưng năng lực cạnh tranh tốt hơn, lại đổ cho sự "mở cửa" đó là không được. Yếu kém có phần quan trọng là do chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, điều này không chỉ là do các doanh nghiệp đâu, mà còn do chính chúng tôi, những người điều hành, lãnh đạo đất nước, khi chưa tạo ra được môi trường kinh doanh, chưa đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về thể chế, chúng ta đang sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Sau khi được Quốc hội thông qua cuối năm 2013, thì một loạt các văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi, bổ sung để cụ thể hoá và thực hiện theo bản Hiến pháp mới được ban hành. Trong đó, quan trọng là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lượng công việc thực hiện rất lớn.
Chúng ta đừng quên, đến năm 2015, tự do hóa thương mại không chỉ trong ASEAN mà còn là với cả Trung Quốc, một nền kinh tế khổng lồ, lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Đến những năm 2017-2018 sẽ tự do thương mại hoàn toàn giữa Việt
Nhân tố chủ quan bên trong cần được rà soát và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách khẩn trương ở từng doanh nghiệp, địa phương, ngành và toàn bộ nền kinh tế. Kể cả lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng phải soát xét lại "hành trang" của mình, đảm bảo cho công cuộc hội nhập có được hiệu quả cụ thể, có thể nhìn và sờ thấy được.
Thưa Chủ tịch nước, những sản phẩm công nghiệp của chúng ta chưa đạt được tính cạnh tranh như mong muốn. Có phải chúng ta đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát và phân phối nguồn lực không?
Kiểm soát và phân phối nguồn lực thì không chỉ quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp, mà kể cả nông nghiệp và dịch vụ. Làm sao để không bị thất thoát, lãng phí về vốn, về tài nguyên, về con người... Có những nơi, đáng ra nguồn lực được phân phối thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, nhưng lại không có, và ngược lại.
Chúng ta phải tính toán lại. Làm thế nào thực hiện đúng quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, để nguồn lực có thể chảy vào những nơi có hiệu quả cao nhất. Đó chính là trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý, thực thi, xây dựng các cơ chế, chính sách, luật pháp để tạo ra môi trường kinh doanh, điều chỉnh các nguồn lực một cách hợp lý. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí phải thực sự có hiệu quả, tạo điều kiện đảm bảo việc phân phối các nguồn lực một cách chính xác.
Thời điểm hiện nay, GDP của Việt Nam không cao, nhưng dư luận quốc tế cho rằng Việt Nam đang đặt nền móng, chuẩn bị cho một giai đoạn, quá trình phát triển mới. Thưa Chủ tịch nước, nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trong vài năm tới, với những chính sách mà chúng ta đã và đang thực hiện?
Hiện nay, yếu kém của kinh tế Việt
Khi tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, phải chấp nhận là GDP thấp nhưng cũng phải giữ khoảng 5%/năm. Thấp hơn nữa thì nguy hiểm, thất nghiệp sẽ cao, phấn đấu dần đưa tốc độ tăng trưởng lên 7-8%/năm và ổn định kinh tế vi mô. Làm được điều đó không chỉ cải thiện đời sống, mà còn là ổn định chính trị, xã hội.
Đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?
Nhân dân Việt
Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn.
Khắc phục những khuyết điểm hiện nay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng với tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc như Đảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷ đã qua.
Thưa Chủ tịch, năm qua, tính cởi mở và dân chủ đã được thể hiện rất rõ trên các diễn đàn thảo luận về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về nhận định này?
Tôi thấy rất rõ, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng được người dân quan tâm. Qua những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, tôi thấy người dân đánh giá cao hoạt động của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Quốc hội đã ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ và vai trò, nhất là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Thưa Chủ tịch, Nghị quyết Trung ương 4 đã được ban hành gần 1 năm. Trong đó, Nghị quyết đã khẳng định, có một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nước đánh giá về vấn đề này?
Chúng tôi được hỏi câu này nhiều lắm, có người khen, người chê. Vấn đề này, xin khẳng định là phải kiên trì tiến hành, không lùi bước, không thể không làm, nhưng không thể chỉ một lần, một sớm một chiều mà giải quyết ngay được.
Thực tế là vậy, không nên chán nản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm. Đó chính là dân chủ hóa. Điều quan trọng là phải làm thực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng “vận động,” “mua phiếu.” Trung ương Đảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặt trận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
Thưa, Chủ tịch nước có thường xuyên nhận được những thư từ của công dân?
Thư thì hàng ngày tôi nhận được rất nhiều, trên tất cả các lĩnh vực, từ những chuyện rất cụ thể của cuộc sống hàng ngày đến những công việc lớn lao của đất nước, tôi chú ý đến những bức thư chân thực, tâm huyết, xây dựng. Nhiều bức thư rất cảm động, hữu ích, thậm chí có tác dụng trực tiếp đến chính sách của nhà nước, và tôi không thể nói điều gì khác ngoài lòng cảm ơn chân thành.
Sau hơn 1 năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã có những vụ việc nào về bức xúc của nhân dân để lại cho Chủ tịch băn khoăn, trăn trở nhiều nhất?
Tôi nghĩ rằng, bức xúc thì nhiều, nhưng tựu trung lại mấy vấn đề lớn là làm thế nào trong năm mới, chúng ta tập trung giải quyết những vấn đề về dân sinh và kinh tế cho tốt hơn.
Đến doanh nghiệp thì được nghe kiến nghị thiếu vốn, bất cập vướng mắc nhiều quá; gặp người lao động thì được phản ánh về thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng tiêu cực, tham nhũng...
Sắp tới, phải làm sao vừa giải quyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốc phòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diện công tác đối ngoại theo đường lối Đại hội XI của Đảng.
Mình mong dân tin Đảng, nhưng vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin ? Băn khoăn, trăn trở nhiều lắm !
Thưa Chủ tịch nước, bước sang năm mới, Chủ tịch có thông điệp gì gửi đến toàn thể nhân dân?
Chúng ta đã bước sang năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm của Đại hội Đảng XI. Chúng ta đang quyết tâm thay đổi, tái cấu trúc nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển ngày càng bền vững hơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, Việt
Trong 2 năm qua, kể cả năm 2013, chúng ta vẫn phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu lại nền kinh tế, chấp nhận mức độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước; nhưng đồng thời phải thay đổi chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho những giai đoạn sau.
Vì thế, tôi mong rằng đồng chí, đồng bào cả nước hết sức nỗ lực phấn đấu trên mỗi cương vị khác nhau của mình để thực hiện tốt, thành công những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Tôi tha thiết mong nhân dân ta ấm no, hạnh phúc, đất nước ta hoà bình, thịnh vượng...
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.