»

Thứ tư, 27/11/2024, 22:31:19 PM (GMT+7)

Cá rô phi Trung Quốc nuôi bằng chất cấm chưa có ở Việt Nam?

(12:21:46 PM 24/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Cá rô phi Trung Quốc sử dụng chất cấm độc hại đến mức chính người nuôi cũng không dám ăn đã dậy nên mối lo ngại về khả năng loại cá này “lọt” về Việt Nam, tương tự như cá tầm.

 

Cá rô phi Việt  vẫn chiếm lĩnh tại các chợ (ảnh internet)

 

Theo thông tin đăng tải trên một tờ báo của Pháp, nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm đông lạnh từ Trung Quốc (TQ), đặc biệt là cá rô phi để làm phi lê đông lạnh ẩn chứa nhiều loại chất cấm độc hại, các loại kháng sinh… do người nuôi đưa vào thức ăn hay môi trường sống để kích thích cá sinh trưởng, phát triển khiến các cơ quan nhập khẩu dù có thiết bị giám sát cũng khó phát hiện ra. Nguồn cá này thực tế các hộ nhỏ lẻ nuôi, sau đó các công ty thu mua chế biến, nhưng dưới hình thức là công ty tự nuôi theo quy trình an toàn. Nhiều nước châu Âu thường xuyên đưa ra những danh mục cấm các loại hóa chất độc hại, nhưng cấm chất này, người nuôi lại tìm cách đưa chất khác vào.

 

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Bình Điền (TP.HCM) khẳng định, hiện chợ không nhập sản phẩm cá rô phi sống hay đông lạnh có nguồn gốc từ TQ. Ông Phú cho biết thêm, từ hơn một năm trở lại đây, trước thông tin nhiều sản phẩm thực phẩm TQ mất an toàn, Ban quản lý chợ đã siết chặt việc giám sát, truy nguyên nguồn gốc của từng mặt hàng thủy hải sản. Hải sản tại vựa nào, lấy nguồn từ đâu, ao nuôi địa phương nào… các chủ vựa đều bắt buộc phải khai báo. Hầu hết các loại thủy hải sản nói chung và cá rô phi nói riêng được nhập về chợ chủ yếu lấy từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là từ Cà Mau. “Do giá bán khá thấp (trung bình 43.000 - 45.000đ/kg), có lẽ chi phí vận chuyển sản phẩm này từ TQ về khá cao nên khả năng thương lái nhập về là gần như không có”, ông Phú nói. Một thương lái tại chợ này cho rằng, nguồn cá rô phi tại miền Tây quanh năm dồi dào, chưa từng thiếu hụt, hơn nữa nhu cầu của người dân trong nước với mặt hàng này hiện nay đa số là ăn tươi, chứ không tiêu thụ dạng phi lê.

 

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI cũng xác nhận, ngoài cá biển đông lạnh, chưa thấy bất cứ một lô cá rô phi nào có nguồn gốc từ TQ nhập về các cửa khẩu của TP.HCM. “Các loại cá biển khi nhập về đều có giấy tờ và được kiểm tra các loại chất tồn dư theo đúng quy định trước khi cho thông quan”, ông Bình cho hay. Ghi nhận tại một số chợ trong nội thành TP.HCM, các tiểu thương cho biết, gần đây cũng có vài khách hàng thắc mắc là cá rô phi trong nước hay được nhập khẩu từ TQ. Còn tại các hệ thống siêu thị như Co.opmart, BigC, Maximark… theo quan sát của chúng tôi, mặt hàng thủy sản đông lạnh, phi lê hay cắt khúc… chủ yếu là các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Hàng nhập khẩu chủ yếu là cá hồi và số ít sản phẩm cá biển khác.

Thư Hùng (báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá rô phi Trung Quốc nuôi bằng chất cấm chưa có ở Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI