Tin tức » Tin thế giới
Trung Quốc muốn chiếm Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong
(13:50:09 PM 29/05/2013)
Trung Quốc chiếm đoạt và xây dựng trái phép công sự nhà nổi kiên cố trên Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đá Vành Khăn cách Bãi Cỏ Mây khoảng 65km về phía Tây. |
Diễn biến mới nhất xung quanh vụ tranh chấp trái phép Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam giữa Trung Quốc và Philippines được người phát ngôn hải quân Philippines, Đại tá Edgardo Arevalo cho biết, tàu khu trục và 30 tàu cá Trung Quốc đã rời Bãi Cỏ Mây ngày 28.5, tuy nhiên hai chiếc tàu Hải giám vẫn ở lại và hoạt động trái phép khu vực này, theo Reuters.
Một tàu khu trục hải quân, hai tàu Hải giám và 30 tàu cá Trung Quốc đã xâm nhập trái phép Bãi Cỏ Mây, Trường Sa từ ngày 8.5 cho đến ngày hôm qua 28.5 hòng chiếm quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây làm bàn đạp thôn tính Bãi Cỏ Rong.
Âm mưu và hành động thái của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực Biển Đông - Trường Sa vốn đã nóng lên rất nhiều sau những hoạt động tập trận trái phép của hải quân Trung Quốc.
Âm mưu chiếm quyền kiểm soát phi pháp Bãi Cỏ Mây làm bàn đạp thôn tính Bãi Cỏ Rong
"Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu", một sĩ quan cao cấp của hải quân Philippines giấu tên do không được quyền phát ngôn trước truyền thông nói với Reuters, "Philippines tin rằng Trung Quốc cố gắng gây sức ép buộc Philippines rời bỏ Bãi Cỏ Mây" - ám chỉ khoảng 1 tiểu đội thủy quân lục chiến đang chốt giữ trái phép Bãi Cỏ Mây trên xác một con tàu cũ.
Viên sĩ quan này cũng cho biết thêm, Philippines lo ngại sau một sáng thức dậy Trung Quốc đã xây dựng xong một cấu trúc quân sự (lô cốt, boong ke) phi pháp tại Bãi Cỏ Mây, ngay cạnh xác chiếc tàu chiến cũ mà lính Philippines đang chốt giữ (trái phép - PV).
Trước đó ngư dân Philippines đã bắt gặp tàu Trung Quốc đổ trộm vật liệu xây dựng tại khu vực này.
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện tại, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố "chủ quyền" trái phép đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo, trong đó Trung Quốc là nước tỏ ra hung hăng nhất.
Bãi Cỏ Mây là cửa ngõ chiến lược để vào Bãi Cỏ Rong cũng thuộc quần đảo Trường Sa, một khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.
Năm 2010 Philippines đã cấp phép (trái phép - PV) cho tập đoàn Anglo-Philippines thăm dò khí đốt trên Bãi Cỏ Rong nhưng không thể tiến hành vì tàu Trung Quốc ngăn cản.
Philippines tuyên bố "chủ quyền" đối với Bãi Cỏ Rong vì nó cách đảo Palawan 80 hải lý về phía Tây Nam, Manila cho rằng khu vực này nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Trước đó, Trung Quốc đã chính thức đánh chiếm trái phép Đá Vành Khăn vào năm 1995 và sau đó liên tục xây dựng công sự nhà nổi kiên cố và đưa ngư dân, hải quân ra hoạt động trái phép tại đây. Đá Vành Khăn cách Bãi Cỏ Mây khoảng 65 km về phía Tây.
Vì hành động này, năm 1999 Philippines quyết định cố ý đánh chìm một tàu chiến cũ làm tiền đồn chốt giữ (trái phép) Bãi Cỏ Mây ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục bành trướng về phía Đông quần đảo Trường Sa mà Manila cũng tuyên bố "chủ quyền" và hiện kiểm soát trái phép 8 đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo này.
Sau "bài học Scarborough" năm ngoái, chính Tổng thống Philippines Aquino đã khẳng định, sau Scarborough Trung Quốc sẽ nhằm vào Bãi Cỏ Rong.
Trung Quốc khiêu khích tại Bãi Cỏ Mây là một đòn thử, mềm nắn rắn buông
Hành động leo thang của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây là một đòn thử phản ứng của các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như Mỹ và các nước lớn có quan tâm, lợi ích tại Biển Đông trước thềm đối thoại an ninh khu vực Shangri-la sẽ diễn ra cuối tuần này tại Singapore.
Shangri-la 2013 sẽ có sự tham dự của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong khi Biển Đông sẽ là nội dung nghị sự chính. Bãi Cỏ Mây là một trong những điểm nóng có thể buộc Mỹ phải can thiệp vào Biển Đông.
Hoạt động của cụm tàu sân bay Mỹ USS Nimittz CVN 68 trên Biển Đông ngày 22.5 vừa qua cũng như việc bốn chiến hạm Ấn Độ đang kéo vào Biển Đông và chuẩn bị ghé thăm Malaysia, Việt Nam và Philippines có thể là những tín hiệu cứng rắn từ bên ngoài buộc Trung Quốc phải rút chiến hạm và 30 tàu cá khỏi Bãi Cỏ Mây.
Hoc giả Ian Storey thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho rằng căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây còn nguy hiểm hơn vụ Scarborough năm ngoái.
Mặc dù "khó có thể tưởng tượng" Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt quyền kiểm soát (phi pháp) với Bãi Cỏ Mây, nhưng hoàn toàn có khả năng Bắc Kinh sẽ phong tỏa đường cung cấp hậu cần của Philippines cho nhóm lính đồn trú trên chiếc tàu cũ, nguy cơ leo thang và xảy ra tính toán sai lầm ở Bãi Cỏ Mây là hoàn toàn hiện hữu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.