Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 19/01/2025, 02:37:10 AM (GMT+7)
Trung Quốc 'đổi quả dưa hấu lấy hạt vừng' trên Biển Đông
(14:15:03 PM 13/08/2014)(Tin Môi Trường) - Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua không chỉ khiến quốc tế lo ngại, mà ngay cả các nhà phân tích chính trị Trung Quốc cũng bất an, bởi họ cho rằng Bắc Kinh đang hất đi những lợi ích lớn vì những mục tiêu nhỏ.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh” >> Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động >> Chưa được trả phí, nhà máy xử lý rác ở Đà Lạt tạm ngưng hoạt động >> Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực
Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Bước đi này làm căng thẳng trong khu vực gia tăng đến đỉnh điểm. Ảnh: Nguyễn Đông
Biển Đông đang là mùa mưa giông với những trận cuồng phong quật đổ cây cối nhà cửa. Tuy nhiên, đáng sợ hơn thế, nơi đây còn hiện diện một cơn bão táp chính trị có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh và hòa bình toàn khu vực, cơn bão mang tên Trung Quốc, bài viết trên tờ Christian Science Monitor tuần này bình luận.
“Trung Quốc là một nước rất cơ hội, họ không ngừng thực hiện những hành vi có lợi cho mình để xem sẽ kiếm được gì và…cố gắng kiếm càng nhiều càng tốt”, David Arase, giáo viên bộ môn chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, Nam Kinh, Trung Quốc, nhận xét.
Bằng cách đi những bước nhỏ, giảm thiểu tối đa chú ý của các thế lực lớn như Mỹ, để Washington không nhảy vào hỗ trợ đồng minh trong khu vực, Trung Quốc đang cố làm nản chí các đối thủ trong tranh chấp và đẩy họ đến chỗ “từ bỏ quyền lợi của mình”, giáo sư Arase nói.
“Bắc Kinh đang dần dần chia nhỏ Biển Đông”, ông Trần Trường Thủy, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam, cho biết trong một cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington. “Họ ôm tham vọng biến Biển Đông thành cái ao của mình".
Trung Quốc luôn khăng khăng cho rằng hành động của nước này là hợp pháp bởi họ có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các quần đảo thuộc Biển Đông và “những vùng biển liền kề” dựa trên cơ sở lịch sử. Bắc Kinh còn đưa ra tấm bản đồ với cái mà họ gọi là "đường chín đoạn", xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của nhiều quốc gia, để chứng minh cho luận điểm của mình. Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ giải thích được tính pháp lý của đường 9 đoạn đó, ông Thủy khẳng định.
Philippines đang thách thức tính hợp pháp của “đường chín đoạn” bằng cách đưa vụ việc ra tòa án quốc tế dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc lại từ chối tham gia.
Các chuyên gia luật quốc tế cho rằng những tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở. “Ngay bản thân người Trung Quốc cũng bất đồng quan điểm” về vấn đề này, Xue Li trưởng khoa chiến lược quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
Hình ảnh cung cấp bởi Philippines cho thấy Trung Quốc đơn phương xây dựng sân bay trên bãi Gạc Ma nơi cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền. Ảnh: AFP
Bước đi khôn ngoan hay nước cờ lùi
Giáo sư Johnson cho rằng có lẽ Bắc Kinh quá tin tưởng vào thành công của chính sách hiện tại bởi “cuối cùng, các nước ASEAN cũng phải đứng sang một bên vì họ phụ thuộc nhiều vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cái giá của việc hiện diện như một kẻ bắt nạt kiêu ngạo không hề rẻ. Những tranh chấp gần đây xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam làm “ thay đổi hoàn toàn mối quan hệ” giữa hai nước, theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia. Thủ tướng Việt Nam đang tính đến khả năng theo chân Philippines kiện Trung Quốc ra ban trọng tài quốc tế.
Trung Quốc rút giàn khoan về sớm hơn dự định một tháng. Nhiều chuyên gia nhận định động thái này nhằm xoa dịu khủng hoảng. Nhưng hành vi ngang nghiên trước đó đã kịp làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt của thế giới và gia tăng lo ngại trong khu vực.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 7 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy hầu hết người dân ở 8 trên 10 quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo lắng tham vọng khổng lồ tại khu vực Châu Á của Bắc Kinh có thể dẫn đến xung đột quân sự.
Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh vẫn là tuyên bố chủ quyền, "để chắc chắn Trung Quốc có thể tham gia vào tất cả mọi động thái và diễn biến trên Biển Đông" đồng thời, "tối đa hóa tự do trong hành động của Hải quân nhằm trở thành lực lượng quân sự áp đảo trong khu vực", Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại viện Lowy, Australia, nói.
"Câu hỏi đặt ra là liệu làm vậy có đáng hay không. Chúng ta có thể kiếm được hạt vừng nhưng vứt đi cả quả dưa hấu", ông Xue tranh luận khi đề cập đến những lợi ích nhiều mặt mà mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Á có thể mang lại.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục gây xung đột với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Bắc Kinh thực hiện hàng loạt bước đi nhằm khẳng định cái mà nước này gọi là "chủ quyền không tranh cãi" tại những bãi đá, rạn san hô và vùng nước tranh chấp.
Ngày 1/1, Trung Quốc áp đặt quy định vô lý, theo đó bất cứ ai đánh cá trong vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, phải nhận được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc.
Tháng 3, lực lượng tuần duyên Trung Quốc ngăn cản quân đội Philippines tái cấp quân nhu cho binh lính của họ tại con tàu cũ trên khu vực Bãi Cỏ Mây. Khu vực này thuộc quần đảo Trương Sa của Việt Nam tuy nhiên Bắc Kinh và Manila cũng tuyên bố chủ quyền.
Trong vài tháng qua, tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động hết công suất xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma nơi đang xảy ra tranh chấp với Philippines. Công ty thực hiện dự án công bố hình ảnh mô phỏng một sân bay chuẩn bị được xây dựng ở đây mà theo họ là đã lên kế hoạch từ trước.
Tháng 5, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đi kèm với đó là hàng trăm tàu quân sự các loại. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc làm chìm nhiều tàu cá Việt Nam.
Tất cả những động thái này đều vi phạm thỏa thuận mà Trung Quốc ký với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 12 năm trước. Theo đó, hai bên cam kết “kiềm chế hành động làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Việt Nam và Philippines đã nhận được tín hiệu cảnh báo rõ ràng đồng thời công khai thể hiện sự phản kháng. Các quốc gia khác như Malaysia, Indonesia, Brunei tỏ ra thận trọng hơn. Nhà ngoại giao cấp cao và các quan chức quốc phòng Mỹ thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc kích động bất ổn trong khu vực và đe dọa các nước láng giềng.
"Biển Đông có thể biến thành một chiến trường thật sự và điều này chỉ có hại cho tương lai Trung Quốc mà thôi", giáo sư Zhu Feng từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông Đại học Nam Kinh, nói. "Chúng ta cần tìm phương cách khác để giải quyết tranh chấp".
Theo Vnexress
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.