Tin tức » Tin thế giới
Thực hư chuyện gián điệp kền kền Israel
(10:01:28 AM 13/12/2012)
Câu chuyện trên báo Alintibaha số ra ngày 8/12 cho biết, các nguồn tin chính phủ Sudan khẳng định con kền kền, bị phát hiện ở miền tây nước này, được đính một camera có GPS để chụp và gửi hình ảnh về Israel. Con chim này cũng đeo một nhãn ở chân có dòng chữ "Đại học Hebrew của Jerusalem" và "Cơ quan Tự nhiên Israel" cùng các thông tin liên lạc của một nhà sinh thái học về loài chim Israel.
Nhà sinh thái học này, Ohad Hatzofe thuộc Cơ quan Tự nhiên và Công viên Israel, phủ nhận các tuyên bố của chính phủ Sudan. Ông nói rằng con kền kền được gắn thiết bị GPS là để nghiên cứu phương hướng di trú.
"Các cáo buộc của Sudan là không đúng", Hatzofe nói với CNN. "Thiết bị GPS trên những con kền kền này chỉ có thể cho chúng ta biết nơi chúng đang ở chứ không gì khác".
"Đây là thiết bị thông thường được sử dụng quanh thế giới để tìm hiểu sự di chuyển của động vật hoang dã. Có hàng trăm nghiên cứu sử dụng công nghệ này trên mọi vật, từ bươm bướm, rùa biển tới cá mập và cá voi".
Hatzofe cũng bác bỏ nghi ngờ quanh việc sử dụng kền kền như các điệp vụ bí mật.
"Tôi không phải là một chuyên gia tình báo, nhưng điều gì sẽ được rút ra từ việc gắn một camera vào một con kền kền? Bạn không thể kiểm soát được nó. Nó không phải là một máy bay không người lái mà bạn có thể điều đi bất cứ nơi nào bạn muốn. Đâu sẽ là lợi ích của việc xem một con kền kền ăn nội tạng của một con lạc đà đã chết?".
Kền kền Griffon là loài đang bị đe dọa ở Trung Đông, theo giáo sư Ran Nathan của trường Đại học Hebrew. Các sinh viên của ông, Roi Harel và Orr Spiegel, đã gắn thiết bị cho hơn 100 con kền kền, với 25 con trong số chúng có hệ thống GPS, như một phần của dự án quan sát hành vi và sự di chuyển của kền kền non.
Hatzofe cho hay, dữ liệu từ GPS gắn ở chân kền kền không chỉ truyền về Israel mà còn truyền tới trang web theo dấu động vật Movebank, nơi các nhà khoa học khác có thể phân tích dữ liệu.
Kền kền Griffon không phải là chim di trú nhưng việc chúng di chuyển tới Bắc Phi không phải là điều hiếm thấy, theo Hatzofe. Ông cho biết, con chim có gắn một thông điệp yêu cầu bất cứ ai tìm thấy nó hãy liên lạc với ông hoặc trường đại học.
"Địa chỉ email của tôi có trên con kền kền, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được một tin nhắn nào", ông nói.
Chính phủ Israel từ chối bình luận về câu chuyện này, trong khi các cuộc gọi liên tiếp tới các nhà chức trách Sudan không được trả lời.
Hatzofe nhận xét, nguy hiểm thực sự của việc tuyên bố rằng các con chim gắn GPS làm gián điệp là ở chỗ nó có thể khiến các quan chức chính phủ giết chết các con vật này khi bắt được chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.