Tin tức » Tin thế giới
Thủ tướng Ấn Độ làm “chim mồi” kéo mọi người…quét rác
(09:51:54 AM 05/10/2014)Năm 2010, 620.000 người Ấn Độ chết vì những căn bệnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm
Mới đây, Thủ tướng Modi phát động chiến dịch “Làm sạch Ấn Độ” trong 5 năm. Hình ảnh vị thủ tướng cầm chổi quét dọn một góc phố ở thủ đô New Delhi đã gây ấn tượng không chỉ trên truyền thông Ấn Độ mà còn thu hút sự quan tâm dư luận thế giới.
Trong cuộc khảo sát mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa thực hiện với 1.600 thành phố là đô thị lớn trên thế giới, thủ đô New Delhi là nơi có không khí ô nhiễm, môi trường dơ bẩn nhất.
Một khảo sát khác của Ngân hàng thế giới (WB) với 132 quốc gia cho kết quả Ấn Độ ở vị trí thứ 126 xét về chất lượng môi trường. Ấn Độ hiện có đến 13 thành phố nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Ấn Độ còn được nhắc đến với những dòng sông không khác gì bãi rác như sông Hằng, sông Yamuna, hồ Dal, bãi biển Mumbai đều có trong danh sách những dòng nước dơ bẩn nhất thế giới. Xác động vật, rác thải trôi nổi đặc nghẹt trên mặt nước mà cách đó vài mét, người dân vẫn vô tư tắm rửa, múc nước uống và dùng nước ấy nấu nướng, sinh hoạt hàng ngày.
Báo cáo của LHQ công bố năm 2013 cho thấy, chỉ 10% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông, hồ, biển được xử lý. Nghĩa là người dân sống xung quanh khu vực các dòng nước trực tiếp hấp thu vào người những chất độc chết người. Theo WHO, ô nhiễm môi trường là kẻ thù giết người nguy hiểm thứ 5 ở Ấn Độ. Năm 2010 đã có 620.000 người Ấn Độ chết sớm vì những căn bệnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm.
Một trong những “vấn nạn” kéo dài nhiều năm ở Ấn Độ chính là thiếu nhà vệ sinh. Có đến 50% người dân nước này không được trang bị nhà vệ sinh ngay trong nhà của mình. Nhà vệ sinh được xây cách đó khá xa hoặc thậm chí không có một nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cá nhân.
Hình ảnh người dân Ấn Độ đi vệ sinh ngay ngoài đường phố được cho là điều hết sức bình thường đối với nhiều bang. Thời gian gần đây, chính quyền Ấn độ nỗ lực chấn chỉnh bằng những biện pháp mạnh như vẽ lên tường hình ảnh các vị thần để người dân tránh…”tè đường”, hoặc dùng vòi rồng xịt trực tiếp những ai cố tình vi phạm.
Thiếu nhà vệ sinh còn gây ra bi kịch cho nhiều phụ nữ Ấn Độ, là một trong những nguyên nhân khiến việc tấn công, cưỡng hiếp phụ nữ dễ dàng ở đất nước này. Tháng Sáu vừa qua, hai chị em Murti và Pushpa ở miền Bắc Ấn Độ phải ra một cánh đồng cách xa nhà vì không có nhà vệ sinh gần đó để rồi bị cưỡng hiếp đến chết.
Vì vậy, việc Thủ tướng Modi trực tiếp tham gia xuyên suốt chiến dịch “làm sạch Ấn Độ” càng thể hiện quyết tâm giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường của đất nước mình.
Thủ tướng Modi đã khéo léo chọn kênh tiếp cận công chúng qua sóng phát thanh. Đây là kênh truyền thông gần gũi nhất với cư dân sống ở vùng quê, nơi khó có điều kiện tiếp cận truyền hình, công nghệ di động. Đây cũng là những đối tượng có điều kiện sống thiệt thòi nhất. Theo khảo sát thì có đến 2/3 trong 1,2 tỷ dân số Ấn Độ thường xuyên nghe đài.
Hơn nữa, để tạo cảm hứng và lan truyền ý nghĩa của chiến dịch, ông Modi sẽ xuất hiện mỗi sáng chủ nhật cách tuần và mời 9 người khác cùng lên sóng để tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Ông dùng mô hình 1 người kéo thêm 9 người khác, như trong lần “ra quân”, ông Modi đã mời các ngôi sao nổi tiếng của nhiều lĩnh vực như điện ảnh, thể thao…
Hình ảnh Thủ tướng Ấn Độ tình nguyện làm “chim mồi” kéo mọi người…quét rác đã thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới:
Thủ tướng Narendra Modi trong ngày đầu "ra quân" chiến dịch Làm sạch Ấn Độ - Ảnh: India Times, NITI
Thủ tướng Modi quét rác tại thủ đô New Delhi - Ảnh: PT
Thủ tướng Modi được kỳ vọng đưa Ấn Độ đến giai đoạn phát triển mới, với ấn tượng về quốc gia có sức bật tốt về kinh tế. Mục tiêu lớn nhất của Thủ tướng Modi khi nhậm chức là biến Ấn Độ thành môi trường thu hút đầu tư bậc nhất trong khu vực. Để đáp ứng điều này không chỉ cần môi trường kinh doanh thân thiện mà còn phải tạo dựng môi trường sống tốt nhất cho chính người dân nước mình. Nhà đầu tư nước ngoài từ đó mới yên tâm để kinh doanh, đầu tư tại Ấn Độ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.