Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 12:05:02 PM (GMT+7)
Thế giới thiệt hại tới 1.200 triệu tỷ USD do thiên tai
(07:21:20 AM 06/11/2012)(Tin Môi Trường) - Phát biểu tại buổi giới thiệu Sách hướng dẫn xử lý rủi ro tài chính do thiên tai chiều 4/11, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), ông Jim Young Kim cho biết trong vòng ba thập kỷ qua, thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra trên thế giới đã tăng gấp ba lần, lên tới 1.200 triệu tỷ USD, tương đương với 1/3 tổng số vốn viện trợ dành cho phát triển trong thời gian đó.
>> Bình Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển >> Phát triển kinh tế biển trong Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung >> Phạt Công ty Cổ phần đồng Tả Phời - Vinacomin 650 triệu đồng do gây ảnh hưởng, thiệt hại cho 104 hộ dân >> Nhiều ý kiến nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và mô hình phát triển kinh tế xanh của cộng đồng Việt Nam được công bố >> Hội thảo trực tuyến về “Xây dựng khung lồng ghép phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào Kế hoạch phát triển KT-XH ở cấp xã”
Ông Jim Young Kim cho biết trong nhiều năm trở lại đây, thế giới đã hứng chịu nhiều đợt thiên tai khủng khiếp là hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu.
Ông lưu ý rằng trong vài thập kỷ tới, các nước có thu nhập trung bình và thấp sẽ càng bị tác động bởi rủi ro thiên tai, và do đó các nước này cần phải khẩn trương tăng cường khả năng phòng chống trước các tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng thông qua các cơ chế tài chính thích hợp để khôi phục kinh tế.
Ông cũng cho biết WB đang khẩn trương phối hợp với các quốc gia có nhiều rủi ro trong các chương trình và dự án liên quan.
Người đứng đầu WB đánh giá cao những đóng góp của Mexico trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực này với tất cả các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đồng thời nhấn mạnh Sách hướng dẫn xử lý rủi ro tài chính do thiên tai không phải là một hình mẫu cứng nhắc, mà trong quá trình thực hiện, các quốc gia phải dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của quốc gia đó.
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.