Tin tức » Tin thế giới
Thế giới hành động bảo vệ hành tinh xanh
(12:24:50 PM 23/09/2014)
Hơn 300.000 người xuống đường ở New York ngày 21/9 để kêu gọi bảo vệ khí hậu Trái Đất
Lượng khí thải CO2 đang tăng nhanh
Để ngăn chặn biến đổi nhanh của của khí hậu Trái Đất năm 2010, Liên Hợp quốc cùng các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái Đất không tăng lên quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Biện pháp chủ yếu là thông qua việc giảm phát thải lượng khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng các loại năng lượng có nguồn gốc hóa thạch và hoạt động giao thông vận tải tạo ra, đi đôi với đó là phát triển các phương tiện, mô hình tăng trưởng xanh…
Ước tính mới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc về khí nhà kính cho thấy lượng khí thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng gần gấp đôi trong vòng 50 năm qua và có thể tăng thêm 30% vào năm 2050.
Tuy nhiên, trong báo cáo “Dự án Carbon toàn cầu” công bố ngày 22/9, nhóm các nhà khoa học quốc tế cảnh báo lượng khí thải CO2 đang tăng nhanh và thế giới có nguy cơ không thực hiện được mục tiêu đặt ra năm 2010.
Theo đó, nếu mỗi giây bầu khí quyển lại nhận thêm 2,9 triệu kg CO2 như tốc độ hiện nay thì “hạn ngạch” còn được phép sử dụng trước khi Trái Đất nóng thêm 2 độ C sẽ “cạn kiệt” chỉ sau khoảng 30 năm nữa.
Diễu hành ở hơn 160 nước trước thềm hội nghị về khí hậu
Trong hai ngày 21 và 22/9, người dân ở các thành phố lớn của hơn 160 nước đã xuống đường tuần hành nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Các cuộc xuống đường rầm rộ trên đã gây áp lực lớn lên Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy hành động ngay trước khi quá muộn.
Các nghiên cứu cho thấy mỗi năm biến đổi khí hậu có thể làm kinh tế thế giới tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD; khiến hơn 4,5 tỷ người, chiếm khoảng 64% dân số toàn cầu, phải sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc xoáy...
Tại thành phố New York, Mỹ, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki Moon trong trang phục thể thao ghi dòng chữ “ Tôi hành động vì khí hậu” đã cùng với những nhân vật nổi tiêng như tài tử Mark Ruffalo, sứ giả hòa bình Leonardo di Caprio, Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore và Thị trưởng New York Bill de Blasio tuần hành từ trung tâm New York qua trung tâm Manhattan mang theo thông điệp cảnh báo rằng, sự biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất, đồng thời thúc giục các nhà soạn thảo chính sách nhanh chóng hành động.
Tổng thư ký Ban Ki Moon nói: “Biến đổi khí hậu đang là vấn đề của thời đại và chúng ta phải giải quyết ngay điều này. Bởi nếu chúng ta càng chậm trễ trong hành động thì chính chúng ta càng phải trả giá đắt khi tiếp tục hứng chịu những hậu quả khôn lường do biến đổi khí hậu gây ra. Đó là lý do tại sao, tôi kêu gọi sự chung tay hành động của tất cả mọi người, các cộng đồng tôn giáo, chính phủ và xã hội dân sự ở khắp mọi nơi trên trái đất này”.
Robert Food, nhân viên của dự án phi lợi nhuận Terramar, nói: "Tôi nghĩ rằng chiến dịch tuần hành này đã gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng, mọi người hãy thức tỉnh để hiểu rằng biến đổi khí hậu đang trở nên vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến chúng ta. Chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt trong lịch sử, để giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn. Chúng ta không thể chờ đợi được hơn thêm nữa.
Hội nghị “2 mục tiêu”
Hội nghị Thượng đỉnh Biến đổi Khí hậu Liên Hợp quốc diễn ra hôm nay (23/9) cho sẽ trở thành khởi điểm mới trong những nỗ lực hiện nay của toàn cầu.
Hội nghị tại New York hướng tới hai mục tiêu. Một là gắn kết động lực chính trị cho việc đạt được thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu tại Paris năm 2015 và thúc đẩy áp dụng biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm phát thải khí nhà kính cũng như tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi hi vọng rằng Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc ở New York sẽ giải quyết được những gì còn chưa làm được. Chúng tôi tham gia tuần hành là muốn gửi đến Hội nghị thông điệp, chúng tôi muốn được lắng nghe và chứng tỏ cho các chính trị gia hiểu rằng cần phải làm điều gì đó để bảo vệ Trái Đất. Mặc dù hiện nay thế giới đang có nhiều việc phải giải quyết ngay như bệnh dịch Ebola, chống khủng bố IS, song việc bảo vệ khí hậu không được sao nhãng.”, Anh Robert, một người dân ở Berlin, Đức, bày tỏ.
Nhà môi trường học Nicolas Hulot nói: “Chúng ta sẽ tự quyết định lấy tương lai của con em chúng ta hay là xây dựng nó. Tôi nghĩ rằng, các chính trị gia phải dám hi sinh để hòa nhập vào một thế giới, nơi đó chỉ sử dụng của năng lượng sạch, môi trường sinh thái, năng lượng biến đổi nhưng khí hậu không biến đổi. Chính vì thế, ở đây, ở New York, Lima, Brisbane, London… có hàng triệu người tham gia với thông điệp đơn giản gửi tới các chính trị gia là hãy dám thay đổi và đừng đánh cắp tương lai của con em chúng ta.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.