Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 04:05:17 AM (GMT+7)
Thái Lan có khả năng đối mặt kịch bản lũ tồi tệ nhất
(19:00:44 PM 27/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Báo Thái Lan The Nation ngày 26/10 dẫn lời một chuyên gia về lũ lụt người Hà Lan Adri Verwey nói trong kịch bản tồi tệ nhất, nhiều vùng ở Bangkok có thể bị nhấn chìm dưới 1m nước.
Verwey là chuyên gia của Chính phủ Hà Lan, đất nước châu Âu thấp hơn mực nước biển, được cử tới hỗ trợ Thái Lan chống lũ.
Một gia đình đang di chuyển bằng chiếc bè tự chế - Ảnh: EPA |
Một cư dân của sở thú Dusit được chuyển đi tránh lũ - Ảnh: EPA |
Các kệ hàng trống không ở siêu thị - Ảnh: EPA |
Theo AFP, bảy con đường lớn ở phía bắc Bangkok đã cấm xe vì bị ngập lụt trong ngày 26-10 và hiện 4.000 người đã rời nhà cửa đến các trung tâm trú ẩn tránh lũ tại khu vực sân bay Don Muang. Những nhu yếu phẩm như nước uống đóng chai, trứng, gạo và giấy vệ sinh đang biến mất nhanh chóng khỏi các kệ hàng trên siêu thị khi người dân chuẩn bị cho trận lũ.
Cũng trong ngày 26-10, Anh đã lên tiếng cảnh báo các công dân nước này không nên tới Bangkok và 26 tỉnh khác của Thái Lan trừ khi có việc gì khẩn thiết.
Sơ tán trên diện rộng
Bangkok Post ngày 27-10 đưa tin tại các quận Don Muang, Bang Phlad và Thawi Wattani, thị trưởng Sukhumbhand Paribatra đã lên truyền hình đưa ra cảnh báo và yêu cầu người dân sơ tán ngày 26-10 sau khi đi kiểm tra mực nước lũ ở một số vùng tại thủ đô. Ông Sukhumbhand nói 90% diện tích quận Don Muang đã chìm dưới nước.
Ông cũng hối thúc người dân ở quận Bang Phlad đưa đồ đạc lên nơi cao ráo và sơ tán đến các trung tâm trú ẩn tạm thời khi tình hình lũ lụt ở khu vực này đang ngày càng nghiêm trọng, với 70% diện tích quận chìm dưới nước.
Nước ngập ngang bụng người ở một đường phố gần sông Chao Phraya - Ảnh: EPA |
Đây là lần đầu tiên lệnh sơ tán tránh lũ được ban bố ở hai quận thủ đô, theo lời thị trưởng. Hai quận khác, Wang Thong Lang và Lat Phrao, có thể phải sơ tán nay mai. Ông Sukhumbhand cũng cảnh báo dân cư sống ở 13 quận bên ngoài vành đai lũ trên hai bờ sông Chao Phraya chuẩn bị sơ tán khi mực nước đạt đỉnh do thủy triều trong vài ngày tới. Bangkok có tất cả 50 đơn vị hành chính cấp quận với tổng cộng 12 triệu dân.
Phó đô đốc hải quân Nirut Hongprasit, giám đốc Cục Thủy văn của hải quân Hoàng gia Thái Lan, nói mực nước sông Chao Phraya dự kiến đạt đỉnh ở mức 2,65m vào khoảng 18g thứ bảy 29-10 và duy trì ở mức đó trong khoảng 30 phút. Chính quyền thông báo đã chuẩn bị các trung tâm trú ẩn đủ sức chứa hàng trăm nghìn người sơ tán khỏi Bangkok ở các tỉnh như Kanchanaburi, Suphan Buri, Ratchaburi, Phetchaburi và Chon Buri.
Tù nhân được chuyển khỏi nhà tù Bang Kwang ngày 26-10 để tránh lũ - Ảnh: AFP |
Các cuộc sơ tán đã lan đến cả nhà tù nổi tiếng của Thái Lan Bang Kwang, vẫn được gọi với biệt danh Hilton Bangkok và là nơi giam giữ nhiều phạm nhân thuộc loại đặc biệt nguy hiểm, bao gồm nhiều người nước ngoài. Sáu trăm phạm nhân ở đây đã được đưa đi do nhà tù nằm ngay trên bờ sông Chao Phraya.
Những nhân viên ở sở thú Dusit, gần khu vực nước lũ tràn vào, cũng đã sơ tán các “cư dân” ở đây, bao gồm loài linh dương đốm và linh dương núi quý hiếm. Sư tử, do khó khăn trong việc di chuyển, đã được lắp thêm các mô đất cao trong chuồng để tránh lũ.
Tàu khu trục Mỹ cập cảng Thái Lan Ngày 26-10, Lầu Năm Góc cho biết trong chuyến thăm định kỳ, tàu khu trục Mỹ USS Mustin đã cập cảng Laem Chabang của Thái Lan giữa lúc Bangkok từ chối bất cứ sự hỗ trợ quân sự nào từ phía Mỹ để đối phó với đợt lũ tồi tệ hiện nay. Tàu USS Mustin tới cảng Laem Chabang từ hôm 24-10, song không tham gia những nỗ lực cứu trợ thảm họa khi Thái Lan đang phải đối mặt với đợt lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. TTXVN |
Cá sấu bơi trong dòng lũ
Chúng dài 1,7-1,8m”, một quan chức ở Cục Ngư nghiệp Thái Lan nói với AFP, nhưng ông này nói chưa có thông báo gì về các vụ cá sấu tấn công người và không rõ số lượng chúng là bao nhiêu.
Người dân bắt được cá sấu xổng chuồng - Ảnh: Reuters |
Nước đã ngập nửa bánh xe ở quận Pranakorn, Bangkok ngày 25-10 - Ảnh: EPA |
ABC cho rằng có rất nhiều cá sấu đã xổng chuồng và chỉ riêng tỉnh Ayutthaya - phía bắc thủ đô - đã có ít nhất 100 con thú ăn thịt này lọt ra ngoài.
Tờ Bangkok Post cho hay trong những ngày qua, chính quyền và người dân đã bắt được khoảng chục con trên một con phố bị ngập sâu ở phía bắc thủ đô.
Tranh cãi nguyên nhân
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 50 năm qua, từ phá rừng, môi trường xuống cấp, khả năng ứng biến chậm chạp của chính quyền, quản lý đập nước…, nhưng kết luận cuối cùng có lẽ là từ tất cả nguyên nhân đó.
Đập thủy điện Bhumibol sắp tràn hồ chứa - Ảnh: thaitravelnews.net |
Thiếu thiết bị dự đoán
Điều đầu tiên phải đề cập là lượng mưa. Hầu hết các tỉnh miền bắc Thái Lan năm nay có lượng mưa lớn hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi lượng mưa trung bình 30 năm trở lại đây, theo thống kê của Cục Khí tượng quốc gia.
Trong khi đó, Hãng tin Bloomberg dẫn lời cơ quan khí tượng nước này nói việc không được trang bị các thiết bị dự đoán lượng mưa đặc biệt lớn này dẫn đến những ứng phó sai lầm làm trận lũ thêm tồi tệ. Cục Khí tượng quốc gia đã yêu cầu các thiết bị dự đoán mưa trị giá 4 tỉ baht (130 triệu USD) suốt từ năm 2009 nhưng bị chính quyền phớt lờ. Các thiết bị mới này lẽ ra cho phép cục có thể dự đoán lượng mưa chính xác hơn để cung cấp thông tin cho các đơn vị vận hành đập nước nhằm điều chỉnh mức nước kịp thời.
Chẳng hạn đập Bhumibol, đập nước lớn nhất ở Thái Lan, thay vì phải xả nước dần dần, đã trữ lại hầu hết lượng nước nhận được cho tới trước tháng 8 do lo sợ không đủ nước phục vụ cho thủy lợi nông nghiệp vào mùa khô - Bloomberg dẫn lời ông Boonin Chenchavalit, giám đốc đơn vị nhà nước Cục Thủy điện Thái Lan. Đến khi đập này buộc phải xả nước, cùng hàng loạt đập khác ở miền bắc, kèm theo những trận mưa lớn và thủy triều dâng cao tại nhiều con sông, lũ lụt vốn đã tồi tệ càng thêm tồi tệ.
Chỉ trong hai tháng 6 và 7, nhà chức trách Thái Lan đã xả trung bình 4,5 triệu m3 nước mỗi ngày từ đập Bhumibol khi mực nước trong đập dâng lên mức 63% sức chứa, gấp đôi lượng nước trữ lại ở đây cùng kỳ năm ngoái, theo thông tin từ Cục Thủy lợi hoàng gia.
Còn kinh khủng hơn, tốc độ xả nước lên đến mức trung bình 22 triệu m3 mỗi ngày vào tháng 8 và 26 triệu m3 mỗi ngày vào tháng 9. Từ ngày 1-10 đến 14-10, khi lũ lụt đã nhấn chìm hàng trăm nóc nhà và khiến hàng triệu người mất nhà cửa, tốc độ xả nước từ đập này mới có thể đạt mức đỉnh điểm, 77 triệu m3 mỗi ngày, hơn 17 lần so với tháng 6 và 7.
Tại đập Sirikit, đập lớn thứ hai trong nước cũng xả nước vào vùng lũ, tỉ lệ xả nước trung bình 54 triệu mét khối mỗi ngày từ 1-8 đến 14-10, gấp năm lần so với tháng 6 và 7, theo thông tin từ Cục Thủy lợi. Vào ngày 1-8, hồ chứa của đập này đầy tới 79%, chứa lượng nước gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
“Chắc chắn nếu nước từ các đập được xả ra đúng cách, trận lũ sẽ đỡ thảm khốc hơn - Suphat Vongvisessomjai, một chuyên gia về nước đã thiết kế các hệ thống ngăn lũ lụt khắp Thái Lan, nói với Bloomberg - Họ cứ giữ nước lại với suy nghĩ để dùng vào mùa khô. Đó là vấn đề chính”. |
“Chắc chắn nếu nước từ các đập được xả ra đúng cách, trận lũ sẽ đỡ thảm khốc hơn”, Suphat Vongvisessomjai, một chuyên gia về nước đã thiết kế các hệ thống ngăn lũ lụt khắp Thái Lan, nói với Bloomberg.
Tuy nhiên, nhà chức trách nghĩ khác. Suthep Noipairoj, người đứng đầu Vụ Quản lý nước của Cục Thủy lợi, nói việc xả nước từ các đập đã giảm từ tháng 4 vì một số vùng nông nghiệp ở hạ lưu bị ngập. “Các đập nước đầy vì lượng mưa ở miền bắc đạt kỷ lục mới trong năm nay”, ông Suthep nói với Bloomberg qua điện thoại. “Không phải là chúng tôi giảm xả nước vì lo ngại cho mùa khô. Những người nào nói thế chỉ là đang tìm một vật tế thần cho trận thiên tai này”.
Họa vô đơn chí
Trong khi lượng mưa tháng 7 và 8 cao hơn 25% so với mức trung bình của 30 năm, các hồ chứa ở những đập thủy điện lớn đã đầy 93% so với 68% cùng kỳ năm ngoái, năm trận bão nhiệt đới liên tiếp đổ vào Thái Lan trong vài tháng qua. Đáng kể nhất là trận siêu bão Nock-Ten đã tàn phá cả Philippines, Việt Nam, Lào và Trung Quốc, khiến 100 người thiệt mạng. Vì lẽ đó, khi các đập ở miền bắc xả nước gần như đồng loạt, nước lũ chỉ mất chín ngày để tràn tới Bangkok, theo lời trợ lý tỉnh trưởng tỉnh Eagat Kitti Tancharoen, nói ngày 14-10.
“Nếu họ biết chắc mưa sẽ còn kéo dài, có lẽ họ sẽ xả bớt nước rồi”, ông Chaiwat Prechawit, cựu phó giám đốc Cục Thủy lợi, nói. “Cục Khí tượng thông báo sẽ có nhiều mưa hơn năm ngoái, nhưng họ không dự báo được những trận bão đổ bộ trực tiếp vào Thái Lan kèm theo mưa dữ dội”.
Cấu tạo địa hình vùng lũ khiến trận lũ diễn ra đúng theo nghĩa đen của câu thành ngữ “nước chảy chỗ trũng”. Miền bắc là vùng núi non nơi có các đập nước và nơi nước lũ tràn về. Vùng rốn lũ là vùng đồng bằng sông Chao Phraya, một khu vực có diện tích 170.000km2, tức gấp bốn lần đồng bằng sông Cửu Long, nằm ngay trên đường thoát duy nhất của nước lũ: ra vịnh Thái Lan. Độ cao trung bình của cả khu vực đồng bằng Chao Phraya chỉ là hơn 2m so với mực nước biển, theo Ngân hàng Thế giới (WB).
Kể từ năm 1950, hơn 300 đập nước đã được xây để giữ nước trong mùa mưa tại Thái Lan, từ tháng 7 đến tháng 10, để sử dụng cho các mục đích tưới tiêu trong những tháng còn lại của năm. Hai đập Bhumibol và Sirikit, đều do WB tài trợ xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai để cung cấp điện cho Bangkok và góp phần đắc lực biến Thái Lan thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cung cấp nước tưới tiêu cho 400.000 triệu ha đất nông nghiệp trong mùa khô, một vùng rộng gấp sáu lần diện tích Singapore.
“Các phương pháp phòng ngừa thiên tai luôn là hiệu quả nhất”, Suvit Yodmani, cựu thành viên nội các Thái Lan và từng là giám đốc Trung tâm sẵn sàng đối phó thiên tai châu Á, kết luận. “Nếu thống nhất từ đầu, chúng ta lẽ ra đã làm được nhiều hơn”.
HẢI MINH (Tuổi trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.