Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 24/02/2025, 17:58:41 PM (GMT+7)
Thái Lan: Bom nổ ở đê bao Bangkok
(12:21:11 PM 18/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Đêm 17/11, trong lúc đám đông đang cố sửa chữa đoạn đê hỏng ở quận Sai Mai, phía bắc Bangkok - Thái Lan thì một quả bom tự tạo phát nổ, khiến 6 người bị thương.
>> Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan >> Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan >> Nghiên cứu mới về thực trạng buôn lậu ngà voi ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam >> Hiện tượng La Nina sẽ góp phần giảm hạn hán ở Thái Lan >> Thái Lan cấm túi nhựa dùng một lần
Đoạn đê bao ở Khlong Hok Wa là một trong hai rào cản lũ trọng điểm ở tỉnh Pathum Thani, ngăn phần lớn nước lũ từ phía Bắc đổ về Bangkok qua quận Sai Mai. Rào cản quan trọng còn lại là tại Lak Hok, giáp với quận Don Muang của thủ đô.

Đoạn đê bao Khlong Hok Wa nằm giữa quận Sai Mai, Bangkok và tỉnh Pathum Thani bị phá. Ảnh: Bangkok Post
Lỗ hổng rộng tới 70 m xuất hiện trên đê bao Khlong Hok Wa do bị khoảng 300 người dân ở tỉnh Pathum Thani tháo dỡ khiến nước lũ đổ vào quận Sai Mai mỗi lúc một nhiều, tăng nhanh từ 20 cm lên 30-40 cm.
Trong lúc mọi người đang cố bít lỗ thủng vào đêm 17-11 thì kẻ nào đó đã ném một quả bom tự tạo vào đám đông khoảng 100 người trên cây cầu bắc ngang kênh đào, khiến 6 người bị thương. Cảnh sát đã tìm thấy mảnh vỡ cho thấy thuốc nổ được bỏ vào trong một viên gạch.
Vụ nổ xảy ra ngay sau vụ 200 người dân biểu tỉnh tại tuyến đê ở quận Lam Luk Ka thuộc tỉnh Pathum Thani .

Người dân tụ tập phản đối ở đoạn đê ngăn lũ ở quận Lam Luk Ka thuộc tỉnh Pathum Thani (Ảnh: THE NATION)
Cảnh sát cho rằng vụ nổ nhằm khuấy động một cuộc đối đầu giữa cư dân đang sinh sống ở hai bên bờ của tuyến đê bao Khlong Hok Wa.
Cảnh sát đã được tăng cường để kiểm soát an ninh. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Cấp thoát nước Bangkok - Sanya Cheenimitr - đến hiện trường và đàm phán với người dân đang phẫn nộ. Sau nhiều giờ đàm phán, ông Sanya đồng ý cho mở rộng cống xả lũ Suren Khlong Phraya thêm 1 m, trả thêm tiền đền bù để hạ nhiệt cơn nóng giận của cư dân vùng hạ lưu quận Sai Mai.

Cảnh sát được triển khai ở quận Sai Mai (Ảnh: BANGKOK POST)
Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra hôm 17-11 cho biết đoạn đê bị hư hỏng, cộng với việc nới rộng cửa cống Suren Phraya, sẽ "tiếp tay" cho khoảng 4 triệu m³ nước lũ tràn vào Bangkok mỗi ngày. Theo đó, nước lũ ở đường Vibhavadi Rangsit và sân bay Don Mueang tăng thêm 20 cm.
Ông Anond Snidvongs, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm điều hành thoát lũ (Froc), cũng khẳng định việc nới rộng cửa cống theo yêu cầu của người dân sẽ không giúp hạ thấp mực nước lũ ở Pathum Thani. Thay vào đó, nước lũ chảy vào Khlong Bang Chan của quận Min Buri, gây ngập sâu ở nhiều khu vực và việc tháo nước lũ ngày càng khó khăn.

Sân bay Don Muang ngập trên diện rộng (Ảnh: BANGKOK POST)

Những người dân chạy lũ được cắt tóc miễn phí (Ảnh: BANGKOK POST)

Chàng trai bồng người yêu qua con đường ngập nước (Ảnh: BANGKOK POST)

Một chiếc xe tải xịt thuốc chứa các loại vi khuẩn có ích giúp ổn định môi trường vi sinh vật (Ảnh: BANGKOK POST)
H.Bình/ Người lao động (Theo Bangkok Post, The Nation)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)