Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 23/11/2024, 18:45:05 PM (GMT+7)
Siêu núi lửa đe dọa cả châu Âu
(21:01:47 PM 05/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – Các nhà khoa học đang lo ngại siêu núi lửa Laacher See tại hồ cùng tên gần thành phố Bonn (phía Nam bang Nordrhein-Westfalen - Đức) có nguy cơ phun trào hàng tỉ tấn magma.
>> Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu >> Xung đột với con người là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với các loài hoang dã >> Thỏa thuận đánh dấu hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam về đối xử nhân đạo với động vật và bảo vệ động vật hoang dã >> Nghêu, sò Việt Nam được chuộng tại châu Âu >> Khám phá lễ hội mùa đông phong cách Châu Âu trên đỉnh núi Chúa
Đây là núi lửa có kích thước tương tự núi lửa Pinatubo (nằm trên đảo Luzon – Philippines, gây ra vụ phun trào lớn thứ hai trong thế kỷ 20).
Siêu núi lửa Laacher See có kích thước tương tự núi lửa Pinatubo - Philippines. (Ảnh: DAILY MAIL)
Theo lập luận của các chuyên gia, cứ 10.000 - 12.000 năm, núi lửa Laacher See lại phun trào dữ dội và lần hoạt động cuối cùng của nó cách đây gần 12.900 năm.
Hoạt động địa chất của núi lửa mạnh dần từ năm 2010; đến tháng 2-2011 đã xảy ra 7 rung chấn mạnh từ 2-4,5 độ richter, bọt khí CO2 đã được nhìn thấy trên bờ hồ và nhiệt độ cao bất thường dưới lòng hồ.
Các nhà khoa học lo ngại Laacher See sẽ tàn phá châu Âu trên diện rộng khi nó phun trào. Toàn bộ nước Pháp và miền Nam nước Anh có thể bị tro và đất đá phủ kín, dân chúng buộc phái sơ tán.
Thậm chí, tro bụi có khả năng che cả mặt trời, làm trái đất lạnh đi. Khi núi lửa Pinatubo phun trào vào năm 1991, nhiệt độ bề mặt trái đất giảm 0,5 độ C trong những năm kế tiếp.
Các nhà khoa học lo ngại núi lửa Laacher See sẽ tàn phá châu Âu trên diện rộng (Ảnh: DAILY MAIL)
Tuy nhiên, cũng có người đưa ra ý kiến phản bác, đơn cử như chuyên gia nghiên cứu núi lửa Erik Klemetti, trường đại học Denison (Mỹ). “Núi lửa đã phát bọt khí CO2 từ nhiều thế kỷ. Hiện tượng này xảy ra liên tục và chính việc thoát khí từ buồng khí bên trong núi lửa đã ngăn chặn núi lửa phát nổ” – ông khẳng định.
H.Bình/NLĐ (Theo Daily Mail, Wired News)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.