Tin tức » Tin thế giới
Phát hiện rùa khổng lồ nuốt chửng cá sấu
(10:01:45 AM 01/06/2012)
Theo mô tả, con rùa này có kích thước gần bằng một chiếc ô tô nhỏ thời nay. Kích thước hộp sọ của nó bằng khoảng một trái bóng. Hàm của nó cũng phát triển lớn và mạnh để có thể ăn bất cứ thứ gì trong phạm vi của nó từ động vật thân mềm đến các con rùa nhỏ hơn, thậm chí là cá sấu. Nghiên cứu cho thấy, các loài sinh vật khác sinh sống trong khu mỏ này dần dần biến mất bởi nhu cầu lương thực nhằm thoả mãn cho sự thèm ăn của con rùa này quá lớn.
Tái hiện việc săn mồi của rùa khổng lồ |
Kèm theo đó, những vết cắn được tìm thấy ở trên mai rùa cho thấy nó thường xuyên đi săn cá sấu ở dưới các hồ nước và gần như thống trị ở khu mỏ than này. Vì thế, không có loài nào khác nào có kích thước như nó tồn tại trong cùng thời điểm đó, nhà nghiên cứu Dan Ksepka, trường Đại học Bắc Carolina cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một mai rùa gần đó có kích thước lớn gấp đôi một hồ bơi của trẻ em. Độ dày của nó được xác định khoảng 1,72 m. Cùng với những mẫu hóa thạch của các con rùa nhỏ hơn cùng thời, tất cả đã chứng minh rằng đây là loài rùa nước ngọt khổng lồ.
Nghiên cứu khảo cổ cho thấy loài rùa này xuất hiện 5 triệu năm sau khi loài khủng long biến mất tại Nam Mỹ. Đây cũng là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật khổng lồ lúc bấy giờ như loài rắn dài 14 mét được phát hiện trước đây. Lý do giải thích cho sự tồn tại của các loài vật khủng lồ này là sự kết hợp của nhiều yếu tố: lượng thức ăn phong phú, động vật ăn thịt ít, môi trường sống rộng lớn và khí hậu thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển…
Những đặc điểm tiến hóa của các loài sinh vật nhằm mục đích thích ứng kịp thời với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Trong số những hoá thạch được phát hiện tại mỏ than lần này, người ta cũng đã tìm thấy một loài rùa có tên Cerrejonemys có lớp vỏ dày bằng một cuốn sách giáo khoa trung học hiện tại.
Các mô tả chi tiết về phát hiện này được trình bày trên Tạp chí Cổ sinh vật học ngày 17/5.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.