Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 23/02/2025, 02:56:21 AM (GMT+7)
Nhật Bản thông qua Hiệp định Paris
(23:37:40 PM 08/11/2016)(Tin Môi Trường) - Ngày 8/11, Nhật Bản đã thông qua Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận được xem là hết sức quan trọng nhằm tạo ra một khuôn khổ quốc tế mới về hạn chế việc phát thải khí carbon. Văn kiện phê chuẩn đã được Chính phủ Nhật Bản đệ trình tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Trước đó, Hạ viện và Chính phủ Nhật Bản đã thông qua văn kiện trên.
>> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4 >> Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường >> Vinamilk và Vilico ký kết với đối tác Nhật Bản ghi nhớ cho dự án có mức đầu tư "khủng" tại Vĩnh phúc >> Việt Nam nói gì về việc Nhật Bản xả nước thải ở Fukushima ra biển? >> Nguy cơ nào khi Nhật Bản xả xuống biển nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima?
Ảnh minh hoạ: IE
Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ Nhật Bản sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thực hiện trách nhiệm giảm sự ấm dần lên của Trái Đất này một cách an toàn.
Nhật Bản lên kế hoạch đến năm 2030 sẽ cắt giảm 26% lượng khí thải nhà kính của năm 2013 thông qua việc chuyển sang nguồn năng lượng hiệu quả hơn và thúc đẩy sử dụng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Nước này cũng đặt mục tiêu có thể giúp cắt giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050.
Hiệp định Paris được ký kết tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó quy định một loạt biện pháp bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiệp định khí hậu Paris đã có hiệu lực vào ngày 4/11 vừa qua do đã nhận được phê chuẩn của 55 quốc gia đại diện cho 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Brazil và Liên minh châu Âu (EU). Trong số các nước có lượng khí thải nhà kính lớn, hiện còn Nga và Australia chưa thông qua.
T. H
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)