Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 14:48:43 PM (GMT+7)
Nhật Bản mở hội nghị về việc từ bỏ điện hạt nhân
(19:47:59 PM 21/08/2012)(Tin Môi Trường) - Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn mạng tin Mainichi Shimbun ngày 21/8, Hội nghị năng lượng và môi trường của Chính phủ Nhật Bản đã bước vào phiên thảo luận xung quanh mục tiêu “từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào nửa đầu thập niên 2030.”
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
Đoàn thanh sát viên IAEA kiểm tra tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa ngày 31/7. (Nguồn: Kyodo /TTXVN)
Dự kiến, hội nghị sẽ sớm đề ra chiến lược năng lượng và môi trường mới vào tháng Chín năm nay.
Trước thềm bầu cử Hạ viện nhiệm kỳ tới và bầu cử nội bộ đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) vào tháng Chín tới, Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc mục tiêu cải tiến công nghệ hướng tới sử dụng năng lượng tái sinh như sản xuất phong điện trên biển.
Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu cũng nảy sinh nhiều vấn đề trong khi giới kinh doanh phản đối kịch liệt chủ trương này.
Sau khi xảy ra sự cố Nhà máy điện Fukushima số 1 của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), Tokyo đưa ra ba lựa chọn giảm tỷ lệ phụ thuộc điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng từ nay đến năm 2030, bao gồm 0%, 15% và 20-25%.
Tuy nhiên, trong một chương trình truyền hình trực tuyến hôm 9/8, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yukio Edano cho rằng “không có nghĩa thời hạn cho mục tiêu phải đúng là năm 2030.” Điều này cho thấy quan điểm ứng phó mềm dẻo của chính phủ trong vấn đề này.
Ban đầu chính phủ đặt mục tiêu là năm 2040 sẽ từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân. Nhưng mới đây, một quan chức cấp cao trong chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu trên và cho rằng dự thảo đề án từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào nửa đầu thập niên 2030 sẽ có hiệu lực.
(Nguồn: TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.