Tin tức » Tin thế giới
Nhật Bản: 3 người chết, 22 người mất tích do lũ lụt
(12:34:23 PM 11/09/2015)
Nước ngập ở các tỉnh Ibaraki và Tochigi của Nhật Bản. Ảnh: AP
Ngời dân sơ tán khỏi vùng lũ. Ảnh: AP
Tại TP Kanuma, tỉnh Tochigi, nhiều ngôi nhà bị lở đất nuốt trọn khiến ít nhất 1 người phụ nữ 63 tuổi tử vong và 1 người khác chết đuối. Nạn nhân thứ 3 được tìm thấy chết trong chiếc xe hơi bị lũ cuốn trôi ở tỉnh Miyagi. 22 người khác mất tích ở TP Joso, tỉnh Ibaraki sau khi con sông Kinugawa trong khu vực phá bờ, cuốn trôi nhiều xe hơi và phá hủy nhà cửa.
410.000 người dân ở TP Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi nhận được cảnh báo sơ tán sáng 11-9 sau khi con sông Nanakitagawa nhấn chìm quận Izumi.
Bão Etau quét qua Nhật Bản hồi đầu tuần khiến lượng mưa tăng vọt, gây ra lũ lụt và sạt lở đất. Hàng chục người dân các vùng bị ảnh hưởng phải trèo lên mái nhà chờ lực lượng cứu hộ dùng thuyền và trực thăng tới đón. Hàng ngàn người đã được đưa đến nơi trú ẩn tạm thời.
Kênh quyền hình NHK (Nhật Bản) cho biết gần 700 người vẫn đang mắc kẹt tại TP Joso. Khoảng 2.000 binh lính, cảnh sát và lính cứu hỏa đang lên đường tới các khu vực ảnh hưởng để trợ giúp.
Theo chuyên gia Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Takuya Deshimaru, lượng mưa đo được tại Joso trong vài ngày qua “chưa từng xảy ra trước đây”. Ở tỉnh Tochigi, trong 24 giờ qua, lượng mưa đo được là 500 mm (lúc cao điểm lên tới 600 mm), gấp đôi lượng mưa cả tháng cũng tại khu vực này.
Một số khu vực khác ở Đông và Đông Bắc Nhật Bản cũng được cảnh báo về tình trạng thời tiết khắc nghiệt, trong đó có tỉnh Fukushima - nơi có nhà máy hạt nhân bị hư hại trong trận động đất và sóng thần năm 2011.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sáng 11-9 điều trực thăng cứu người ở TP Joso, trong khi tại tỉnh Miyagi có khoảng 181 người vẫn bị mắc kẹt.
Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố chính phủ sẽ làm hết sức để ứng phó thảm họa và ưu tiên hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn cho tính mạng của người dân. Hơn 100.000 dân đã được sơ tán hôm 10-9.
Ảnh: AP
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.