Tin tức » Tin thế giới
Người dân Thái biểu tình trong lũ lụt
(16:16:00 PM 05/11/2011)
Bản đồ cho thấy các khu công nghiệp Bangchan và Lat Krabang của Bangkok, cùng với 3 cửa cống của 3 con kênh nối với tỉnh Pathum Thani. Các cửa cống ở kênh Khlong 8 và Khlong 10 đã được đóng, nhưng cửa cống ở kênh Khlong 9 thì vẫn mở do người dân phản đối. Đồ họa: Bangkok Post |
Những người biểu tình cho rằng việc đóng cửa cống tại huyện Lam Luk Ka của tỉnh Pathum Thani, phía bắc Bangkok, sẽ khiến tình trạng lụt lội ở khu sinh sống của họ thêm trầm trọng. Các khu vực này đã bị ngập nặng nhiều tuần qua. Cuộc biểu tình kéo dài tới tối muộn ngày hôm qua, Bangkok Post đưa tin.
Ngược lại, chính quyền huyện Lam Luk Ka muốn đóng cửa cống nói trên để giảm bớt lượng nước đổ về các khu công nghiệp Lat Krabang và Bangchan tại thủ đô Bangkok, những nơi đang được ưu tiên ngăn lũ. Được quân đội trợ giúp, giới chức địa phương hôm qua đã đóng được hai cửa cống, nhưng thất bại với cửa cống thứ 3 do con đường dẫn vào đây bị người dân chặn lại.
Vụ việc ở tỉnh Pathum Thani xảy ra không lâu sau khi người dân ở quận Khlong Sam Wa, Bangkok, biểu tình để yêu cầu giới chức địa phương mở rộng cửa cống tại đây, nhằm "giải cứu" cho khu vực sinh sống đang bị ngập lụt của họ. Quá trình giải quyết vụ việc này thậm chí còn làm nảy sinh những quan điểm trái ngược giữa chính phủ Thái Lan và chính quyền thủ đô Bangkok.
Bản đồ các vùng lụt ở thủ đô Bangkok, màu đỏ là các khu vực đã được sơ tán, màu cam là nơi được theo dõi đặc biệt, màu vàng là những khu vực đang được giám sát. Quận Khlong Sam Wa ở phía đông, quận Thon Buri ở phía tây. Đồ họa: Bangkok Post |
Căng thẳng giữa các quan chức Thái Lan phụ trách việc thoát lũ hôm qua tiếp tục gia tăng. Chính quyền thành phố Bangkok yêu cầu được cung cấp thêm nhiều máy bơm để giúp thoát lũ tại quận Thon Buri, nhưng lại không nhận được câu trả lời từ Cục Thủy lợi Hoàng gia (RID). Thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra đã phát hỏa sau cuộc họp hôm qua, được chủ trì bởi Thủ tướng Yingluck Shinawatra, khi giám đốc RID Chalit Damrongsak cho hay không nhận được văn bản yêu cầu máy bơm nào của chính quyền Bangkok.
Ông Sukhumbhand sau đó lại phải đấu dịu khi giải thích về chuyện không nhận được phản hồi cho đề nghị cung cấp thêm máy bơm, nhưng cho biết thêm rằng ông vẫn đang chờ đợi sự hỗ trợ từ RID. Trong khi đó, thư ký chính quyền Bangkok Charoenrat Chutikan khẳng định lời đề nghị bằng văn bản đã được gửi tới RID, thông qua Trung tâm Điều hành Thoát lũ (FROC) do Bộ trưởng Tư pháp Pracha Promnok đứng đầu.
Nằm ở bờ tây của sông Chao Phraya, quận Thon Buri có ít máy bơm hơn các vùng phía đông, vốn đang bị ngập nặng. Thống đốc Sukhumbhand cho hay một số máy bơm của Bangkok có thể sẽ phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì, sau khi được sử dụng hết công suất trong nhiều ngày liên tục.
Dòng nước lụt từ miền bắc đổ về hôm qua tiếp tục tiến sâu vào thủ đô Bangkok, và đã tới được khu vực nút giao thông Lat Phrao ở quận Chatuchak, nơi rất gần với trụ sở của FROC. Mực nước tại đây lên tới 60 cm vào trưa hôm qua và sẽ còn tăng thêm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Yongyuth Wichaidit tái khẳng định FROC sẽ không "chạy lũ" một lần nữa, sau khi phải rời sân bay Don Muang tới một khu tổ hợp của Bộ Năng lượng hôm 29/10.
Những chiếc xe ôtô hối hả chạy trong dòng nước lụt ở thủ đô Bangkok hôm qua. Ảnh: AFP |
Nhiều quận của Bangkok ngày bị ngập sâu hơn trong cơn "đại hồng thủy" và số khu dân cư được lệnh sơ tán ngày một nhiều. Hiện một phần năm thành phố đã bị ngập nước. Các tuyến xe buýt đã phải ngừng hoạt động ở nhiều khu vực của thủ đô Thái Lan, và chỉ có các xe tải quân sự mới có thể vào được những nơi bị ngập. Quân đội Thái Lan đang nỗ lực giúp người dân chống lũ lụt, với việc điều động thêm nhiều đại đội tớ ứng phó tại các khu vực ở Bangkok.
Lũ lụt Thái Lan diễn ra suốt hơn 3 tháng qua, khiến ít nhất 442 người thiệt mạng. Thiệt hại kinh tế ước tính bước đầu vào khoảng 4,9 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,3 tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Thirachai Phuvanatnaranubala cho hay các trận lụt còn có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này giảm xuống còn 1,7% trong năm nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.