Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 04:04:13 AM (GMT+7)
Người dân ngoại ô Bangkok biểu tình đòi xả lũ
(08:27:46 AM 15/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Người dân ở ngoại ô Bangkok đổ ra một con đường cao tốc biểu tình phản đối chính quyền khi khu vực này tiếp tục phải hy sinh để giữ cho trung tâm thủ đô khô ráo.
Bức tường bằng bao cát trên được xem là con đê xung yếu hãm bớt dòng nước lũ hung hãn từ phía bắc đổ về Bangkok. Mỗi bao cát ở đây nặng tới 2,5 tấn. Tuy phần nào ngăn cản được nước lũ tràn vào trung tâm thủ đô nhưng con đê cũng khiến 20 khu nhà gần đó ngập sâu lâu ngày.
Người dân gần sân bay Don Muang đã phá một lỗ hổng trên con đê ngăn lũ bằng bao cát. Ảnh: Bangkok Post
Khoảng 200 cư dân đã tụ tập ở chân đê gần sân bay Don Muang và di dời nhiều bao cát. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình, ông Thinnakorn Janya, cho biết bắt đầu từ ngày 12/11, người dân dời các bao cát nhỏ hơn ở bên trên và tạo ra lỗ hổng khoảng 6 m ở thân đê. Đến ngày 13/11, họ dời các bao cát lớn bên dưới nhưng vẫn duy trì độ rộng lỗ hổng như cũ.
Ông Thinnakorn khẳng định việc di dời các bao cát là để tháo bớt dòng nước ngập sâu khiến người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền. Thậm chí, để chứng tỏ họ không phá hoại, cảnh sát Don Muang đã được mời đền chứng kiến vào ngày 12/11.
“Chúng tôi không muốn bị xem là những kẻ gây rối. Chúng tôi đáng được cảm thông vì 80.000 người chúng tôi phải sống trong dòng nước ngập hơn 1 m suốt 3 tuần nay rồi. Không ai cho chúng tôi biết khi nào và bằng cách nào giải quyết tình trạng này” – ông Thinnakorn nói.
Thủ tướng Yingluck khẳng định phải bảo vệ bức tường bao cát trên. Ảnh: Bangkok Post
Một mặt khẳng định phải bảo vệ bức tường cát trên, mặt khác Thủ tướng Yingluck hứa tình hình ở Don Muang sẽ dễ thở hơn trong vài ngày tới khi chính quyền Bangkok điều máy bơm đến khu vực này.
Tuy vậy, những người biểu tình ra tối hậu thư: nếu đến 18 giờ hôm nay, 14/11, chính quyền không tháo dỡ bớt 30 m chiều dài con đê, tự họ sẽ sử dụng máy móc hạng nặng để di dời các bao cát.
Trong khi đó, phó thị trưởng Bangkok Thirachon Manomaipibul đề xuất rằng cư dân ở đây phải được hỗ trợ đặc biệt. Chính phủ phải cung cấp cho họ thức ăn và nước uống hàng ngày. Đồng thời, một số nghị sĩ cho rằng bồi thường cho họ phải tăng lên.
Nước tiếp tục dâng ở Bangkok
Tính đến thời điểm này, trung tâm Bangkok dường như sẽ thoát khỏi sự đe dọa của "đại hồng thủy", song lệnh sơ tán vẫn đều đặn được đưa ra ở các quận ngoại thành và người dân Bangkok vẫn phải đối mặt với những tuần lễ đầy khó khăn trước mắt.
Hôm 14/11, chính quyền Bangkok ra lệnh sơ tán dân ở quận Bang Khun Thian và Thon Buri phía tây Bangkok khi nước lũ vẫn đang dâng và dự báo mưa lớn sẽ xuất hiện trong vài ngày tới.
Hiện nước tràn ra từ kênh Khlong Maha Sawat và Khlong Phasi Charoen ở các quận này đã khiến các khu vực dân cư bị ngập nhanh chóng. Thị trưởng Bangkok Sukhumband yêu cầu đắp tường ngăn lũ cao thêm 50cm nữa dọc theo kênh Khlong Maha Sawat khi mức nước ở kênh này lên tới 2,8m.
Người dân ở Don Muang leo cầu thang lên đường trên cao,
con đường duy nhất không bị lũ ảnh hưởng ở phía bắc Bangkok. Ảnh: Bangkok Post
Sáng 14/11, một nhóm dân cư quận Bang Khun Thian đã phong tỏa đường Rama II để biểu tình, gây kẹt xe trầm trọng. Họ buộc tội chính quyền Bangkok thiếu năng lực, để nước lũ dâng cao gần 1 m tại nơi họ sinh sống.
Hầu hết những người dân này vẫn “cố thủ” tại nhà, bất chấp lệnh sơ tán. Họ sợ rằng các trung tâm sơ tán không sẵn sàng đón nhận họ.
Đến chiều 14/11, đám đông biểu tình giải tán sau khi chính quyền đồng ý sẽ điều nhiều máy bơm hơn nữa đến khu vực trên.
Tuy tình hình khá căng thẳng, Ban thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho hay tình hình lũ lụt tại Bangkok có dấu hiệu tích cực do thủy triều rút khiến nỗ lực thoát nước dễ dàng hơn. Lực lượng ứng cứu đã lắp đặt thêm máy bơm để xả nước khỏi các khu dân cư và đường sá.
Cục Phòng chống Thiên tai Thái Lan (DDPM) thông báo tính đến ngày 14/11, đã có 562 người thiệt mạng do lũ và 22/77 tỉnh thành ở nước này vẫn bị lũ lụt hoành hành.
Thủ tướng Yingluck: "Hãy kiên nhẫn" Thủ tướng Thái Lan ngày 14/11 tuyên bố lũ lụt trên toàn thủ đô Bangkok đang giảm và kêu gọi người dân kiên nhẫn và đoàn kết trước "giặc nước".Trong một thông điệp trên Facebook, bà Yingluck cho biết việc chống lũ ở phía Đông Bangkok đang suôn sẻ, trong khi ở phía Tây vẫn còn nghiêm trọng do mực nước sông cả Chao Phraya vẫn ở mức cao vì ảnh hưởng của triều cường ở Vịnh Thái Lan. Gần 100 tuyến đường và 7 khu công nghiệp quan trọng vẫn ngập nước khiến nhu yếu phẩm tăng giá mạnh. |
Bằng Vy/ Người lao động (Theo Bangkok Post)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.