Tin tức » Tin thế giới
Nắng nóng kỷ lục tại châu Âu
(18:55:11 PM 21/08/2012)
Bể bơi công cộng Stadionbad tại Vienna, Áo là địa điểm lý tưởng để người dân chạy trốn nắng nóng - Ảnh: Reuters |
Một loạt vụ cháy rừng đã xảy ra tại các quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Croatia trong khi thời tiết ở Đức, Thụy Sĩ và Ý cũng nóng hơn bình thường.
Cả người và động vật đều thích thú khi được ngâm mình trong làn nước mát lạnh của sông Berounka, gần thủ đô Prague, Cộng hòa Czech. Cũng như phần lớn nước châu Âu, CH Czech đang trải qua mùa hè khắc nghiệt với với nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức 380C - Ảnh: AP |
Hồ Leman, Geneva, Thụy Sĩ chật cứng người tới tắm. Cơ quan Khí tượng liên bang nước này đã ban hành cảnh báo về một đợt nắng nóng kéo dài từ cuối tuần qua đến hết ngày 22-8 - Ảnh: Reuters |
Ở một góc khác tại Geneva, người dân không ngại ngần nhảy xuống dòng sông Rhone để tận hưởng chút mát lạnh giữa mùa hè nóng nực - Ảnh: Reuters |
Một chàng trai tận dụng vòi phun nước công cộng tại quảng trường Trocadero, phía trước tháp Eiffel, thủ đô Paris, Pháp để tắm mát. Nhằm tránh lặp lại tình trạng như năm 2003 khi 15.000 người Pháp chết vì nắng nóng, mới đây chính phủ đã ban bố cảnh báo cấp độ 2 trong hệ thống cảnh báo về sóng nhiệt 3 cấp độ tại đây - Ảnh: Reuters |
Đông đảo người dân Paris đổ dồn về vòi phun nước công cộng tại quảng trường Trocadero - Ảnh: AFP |
Một cô bé người Đức cũng chọn cách ngâm mình dưới vòi phun nước nhằm tránh cái nắng nóng 380C đang thiêu đốt Berlin - Ảnh: AP |
Nhiệt độ cao là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng tại Trogir, Croatia - Ảnh: AFP |
Cháy rừng tại Tây Ban Nha suốt nhiều tuần qua còn đe dọa đến di sản thế giới - Ảnh: AFP |
Nữ du khách tại thủ đô Rome, Ý sung sướng uống những giọt nước mát lành từ vòi phun nước công cộng - Ảnh: AFP |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.