Tin tức » Tin thế giới
Nam Phi:Hơn 200 vàng tặc chịu "chôn sống" không lên mặt đất
(11:25:14 AM 17/02/2014)Hơn 210 thợ đào vàng mắc kẹt trong khu hầm mỏ tại thị trấn Benoni, gần thành phố Johannesburg hôm 15-2. Lực lượng cứu hộ được huy động tới hiện trường đủ để giải cứu toàn bộ các nạn nhân lên mặt đất, tuy nhiên cho tới thời điểm này, mới chỉ có 11 người được cứu thoát khỏi khu hầm mỏ, khoảng 200 người thợ còn lại sau khi nghe thông tin họ có thể bị cảnh sát bắt giữ nếu lên mặt đất đã nhất quyết ở lại và không cần tới sự trợ giúp của lực lượng cứu hộ.
Theo một quan chức địa phương, công tác giải cứu “vàng tặc” sẽ tiếp tục nếu được các tay thợ mỏ yêu cầu. Một công ty an ninh tư nhân đã nhận bảo vệ khu hầm mỏ qua đêm nhằm đề phòng nhóm “vàng tặc” đào thoát, đồng thời giúp đỡ các nạn nhân nếu cần thiết.
Phát ngôn viên Werner Vermaak của Dịch vụ chăm sóc Y tế và Phản ứng nhanh (ER24), cho hay cảnh sát sẽ bắt giữ những người thợ đào vàng ngay sau khi họ được giải cứu. Không có thang hoặc dây thừng, nhóm “vàng tặc” không thể tự mình thoát ra khỏi khu mỏ, ông Vermaak cho biết thêm.
Hiện cảnh sát đang tiến hành điều tra cáo buộc một nhóm thợ đào vàng là đối thủ cạnh tranh đã lăn một tảng đá bịt kín cửa hầm mỏ để chôn sống hơn 200 người thợ nói trên.
Vào sáng 16-1, cảnh sát nghe thấy tiếng la hét của nhóm thợ đào vàng nên đã lập tức triển khai giải cứu. Chưa có trường hợp nào bị thương sau vụ tai nạn.
Nam Phi là quốc gia có nhiều mỏ vàng sâu nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, phần lớn các trường hợp tử vong do đào vàng đến từ những khu mỏ khai thác bất hợp pháp. Hồi đầu tháng, 9 thợ đào vàng đã bị thiệt mạng tại các khu mỏ do công ty Harmony quản lý. Vào năm 2009, 82 “vàng tặc” cũng bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn ở khu mỏ của công ty Harmony.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.