Tin tức » Tin thế giới
Năm 2014 sẽ tốt hơn
(10:03:28 AM 01/01/2014)Như thông lệ, Sydney của Úc là thành phố lớn đầu tiên đón chào năm mới 2014 bằng màn bắn pháo hoa rực rỡ vào đêm 31-12-2013.
Dubai đua pháo hoa
Theo hãng tin AP, khoảng 1,6 triệu người đã đổ về cầu cảng Sydney và nhà hát Opera để thưởng ngoạn màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục trị giá 6 triệu AUD này. Tuy nhiên, Sydney không sánh bằng Dubai - Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất trong cuộc đua pháo hoa lần này.
Các “đại gia” Ả Rập đã bắn pháo hoa liên tục 21 phút tại một loạt khách sạn sang trọng ở Dubai, dĩ nhiên không thể thiếu tòa nhà cao nhất thế giới - khách sạn Burj Al Arab. Chính quyền địa phương hy vọng sách kỷ lục Guinness sẽ công nhận đây là màn bắn pháo hoa lớn nhất thế giới từ trước đến nay.
Đất nước đông dân nhất thế giới - Trung Quốc - cũng mở hội pháo hoa trên một đoạn của Vạn Lý Trường Thành gần Bắc Kinh và bến Thượng Hải. Dù vậy, nhiều thành phố Trung Quốc không dám ăn chơi “nhiệt tình”, càng không dám đốt pháo mạnh tay, do sợ... tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ hơn. Ngoài bắn pháo hoa, một số nước ở châu Á - Thái Bình Dương có cách đón năm mới rất riêng, như các ngôi chùa ở Nhật sẽ đánh 108 hồi chuông.
Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng được tiệc tùng. Chính quyền TP Banda Aceh - Indonesia lần đầu tiên cấm các lễ hội năm mới và ra lệnh cảnh sát tịch thu hàng ngàn viên pháo. Tương tự, cảnh sát tôn giáo ở Ả Rập Saudi cảnh báo người dân không được “ăn chơi” trong đêm giao thừa. Trong khi đó, hơn 260 người đã bị thương vì pháo hoa và đạn lạc trong những ngày trước giao thừa ở Philippines.
Nhiều kỳ vọng bình yên, tăng trưởng
Bên ngoài châu Á, các màn bắn pháo hoa cũng tranh nhau khoe sắc trên sông Thames ở London - Anh, Quảng trường Đỏ và Điện Kremlin ở Moscow - Nga, cổng Brandenburg ở Berlin - Đức. Riêng ở TP Rio de Janeiro - Brazil, khoảng 2,3 triệu người tụ tập tại bãi biển Copacabana để ngắm pháo hoa. Cũng như những năm trước, khoảng 1 triệu người tập trung tại Quảng trường Thời đại ở New York - Mỹ để chứng kiến màn đón năm mới truyền thống - quả cầu pha lê được hạ từ trên cao xuống trong lúc mọi người đồng thanh đếm ngược tới thời khắc giao thừa.
...và trên sông Thames, London - Anh. Ảnh: SWNS.com
Giữa bầu không khí lễ hội rộn ràng, ai cũng muốn nhanh quên đi năm 2013 nhiều điều không vui và đặt kỳ vọng vào một năm 2014 tốt hơn về mọi mặt, nhất là kinh tế. Hy vọng này không phải không có cơ sở bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,6% trong năm 2014, cao hơn 0,7% so với năm 2013. Trong khi đó, báo The Guardian dẫn lời một số chuyên gia bày tỏ sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của các thị trường chứng khoán.
Năm 2014 cũng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, nhất là về thể thao như Thế vận hội mùa đông Sochi ở Nga vào tháng 2 hay World Cup ở Brazil vào tháng 6... Dù vậy còn vô số thách thức đang chờ đợi, trong đó phải đặc biệt lưu ý 7 nước, theo đài NBC (Mỹ). Tình hình chiến sự, đàm phán, bầu cử tại Afghanistan, Brazil, Trung Quốc, Iran, Nga, Nam Phi và Syria sẽ có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, thậm chí thay đổi cục diện thế giới.
Muôn màu đón năm mới
Giống TP New York - Mỹ, Thái Lan cũng thả quả cầu đếm ngược vào đêm 31-12-2013 nhưng cao hơn nhiều - từ một cây cột cao 14,7 m đặt trên nóc khách sạn Lebua cao 64 tầng ở thủ đô Bangkok. Đây là kỷ lục về độ cao mà quả cầu năm mới được thả xuống. Quả cầu của Thái Lan làm bằng thép, nặng 1,2 tấn, đường kính 2,1 m, được trang trí bởi 2.950 đèn LED và 50 đèn nhấp nháy.
Quả cầu “phiên bản gốc” tại New York lần này được thắp sáng bằng cách đạp xe. Có 6 xe đạp được kết nối với nguồn pin. Một chiếc có thể tạo ra 75 watt/giờ và phải mất 50.000 watt để thắp sáng quả cầu có gắn 30.000 chiếc đèn LED này.
Không may mắn như nhiều người khác, 74 người trên con tàu Akademik Shokalskiy của Nga phải đón năm mới ở Nam Cực. Con tàu bị mắc kẹt từ ngày 24-12-2013 và các nỗ lực cứu hộ liên tiếp thất bại do thời tiết quá xấu. Sẽ vẫn có tiệc tối ấm cúng và màn hát hò nhưng khách trên tàu không được quá chén bởi lực lượng cứu hộ có thể đến bất cứ lúc nào. Theo kế hoạch mới nhất, họ có thể được sơ tán bằng trực thăng của tàu phá băng Tuyết Long (Trung Quốc).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.