Tin tức » Tin thế giới
Mỹ tạo ra virus Ebola?
(08:47:56 AM 13/08/2014)Bài báo trên tờ Pravda cho rằng, dịch bệnh chết người do virus Ebola xuất phát từ những khu rừng thẳm, nay đã lan rộng trên khắp thế giới với một tốc độ chưa từng có trong thời gian gần đây. Số lượng nạn nhân, theo số liệu chính thức, đã vượt quá 1.000 người, trong khi số lượng người nhiễm virus này đã lên gần 2.000 người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh là mối đe dọa đối với toàn cầu. Làm thế nào để chống lại đại dịch Ebola? Chỉ có một cách duy nhất bây giờ, đó là dùng vaccine chống lại nó.
Nghi ngờ
Các nhà khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển loại vaccine này trong 30 năm, và tất cả các quyền đối với loại thuốc này đều thuộc Chính phủ Mỹ. Hai nhân viên y tế Mỹ bị nhiễm bệnh được tiêm vaccine và họ bắt đầu hồi phục sau căn bệnh này.
Nhiều câu hỏi được đặt ra trong bài báo: Tại sao, virus Ebola đã xuất hiện hơn 20 năm trước ở Mỹ, nay mới công bố rằng loại virus này nguy hiểm? Tại sao Mỹ giữ tất cả các quyền sử dụng vaccine ZMapp? Theo tờ Pravda, có thể có 2 câu trả lời rõ ràng nhất cho 2 câu hỏi trên.
Thứ nhất, Ebola có thể sử dụng như là một loại vũ khí sinh học hoàn hảo: Nó lây lan nhanh chóng và gần 100% người mắc tử vong, chỉ những người có vaccine mới có thể giữ được mạng sống. Thứ hai, nguyên nhân liên quan đến thương mại thuần túy. Cùng với sự “trợ giúp” của các phương tiện truyền thông như những đại dịch trước đây, virus Ebola nhanh chóng được miêu tả là tên sát thủ khát máu, gây hoảng loạn tâm lý và cuối cùng là mục đích bán thuốc để giữ lại mạng sống với bất cứ giá nào.
Tuy nhiên, theo tờ Pravda, các nhà khoa học Nga nghi ngờ rằng người Mỹ tạo ra các loại thuốc cần thiết. Các nhà khoa học Nga cũng tiến hành các nghiên cứu để tìm ra bản chất của virus qua đó có thể tạo ra vaccine chống lại nó. Các nhà khoa học thời Liên Xô như Giáo sư Alexander Butenko là một thành viên của đoàn thám hiểm liên danh Xô Viết-Guinea năm 1982 và đã trải qua gần một năm trong các khu rừng mưa của Guinea để nghiên cứu virus Ebola.
Giáo sư Butenko cho rằng, sự lây nhiễm của virus Ebola hiện nay là sự tiếp nối của một ổ dịch nguy hiểm do chính virus này gây ra từ năm 1982. Giáo sư Butenko cũng cho rằng, các nhà khoa học Nga hoàn toàn có cơ sở khoa học để chế tạo vaccine chống Ebola. Với những tài liệu mà Giáo sư Butenko thu thập được một phần tư thế kỷ trước sẽ giúp các nhà khoa học Nga hôm nay trong việc phát triển vaccine chống lại Ebola.
Thuốc hiếm
Tất nhiên, những nghi ngờ nói trên chỉ là ý kiến của một số nhà khoa học Nga và Chính phủ Mỹ chưa hề có bất cứ phản ứng nào trước những nghi ngờ này. Trên thực tế, Mỹ cũng đang tích cực hỗ trợ cộng đồng quốc tế để chống lại với dịch bệnh Ebola.
Ngày 11.8, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Bộ Y tế Mỹ đã chấp thuận yêu cầu của Chính phủ Liberia về việc cung cấp huyết thanh thử nghiệm chống dịch bệnh Ebola. Lô thuốc đầu tiên này sẽ được dùng để chữa trị cho 2 bác sĩ bị nhiễm bệnh tại Liberia.
Đây là những bệnh nhân châu Phi đầu tiên nhận được số thuốc điều trị hiếm hoi trên. Chính phủ Mỹ cũng xác nhận việc giúp các quan chức Liberia liên lạc với hãng dược phẩm Mapp Biopharmaceutical Inc, có trụ sở tại bang California. Hiện vẫn chưa rõ lượng thuốc điều trị sẽ được gửi đến là bao nhiêu, song giới chức Liberia cảnh báo số lượng thuốc rất hạn chế. Trước đó, Mapp Biopharmaceutical Inc tuyên bố đã gửi toàn bộ số thuốc thử nghiệm Ebola ZMapp hiện có cho khu vực Tây Phi.
Trong khi đó, WHO cũng đã nhóm họp với các chuyên gia y tế, nhà khoa học để thảo luận việc sử dụng các loại thuốc thử nghiệm điều trị Ebola. WHO cho biết việc chữa trị 2 nhân viên y tế Mỹ bị nhiễm virus Ebola mới đây bằng thuốc thử nghiệm đã đặt ra câu hỏi liệu các loại thuốc chưa được thử nghiệm-khẳng định độ an toàn này có nên được sử dụng để điều trị bệnh nhân Ebola? Với số lượng rất hạn chế thuốc thử nghiệm, nếu được dùng để chữa trị thì đối tượng nào sẽ được ưu tiên?
Với hơn 1.000 người tử vong và gần 2.000 người nhiễm bệnh, cho đến nay chỉ mới có 2 bệnh nhân người Mỹ và 1 bệnh nhân người Tây Ban Nha được tiêm vaccine ZMapp để chống lại Ebola
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.