Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 12:11:30 PM (GMT+7)
Mỹ sẽ thành “trùm sản xuất dầu”
(10:34:03 AM 13/11/2012)(Tin Môi Trường) - Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Saudi để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2020, dẫn đến những thay đổi địa chính trị quan trọng, theo dự báo gây ngạc nhiên của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
>> Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương >> Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk >> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Báo cáo vừa được công bố ngày 12-11 của IEA cho biết bí quyết của sự soán ngôi bất ngờ này nằm ở công nghệ trích xuất dầu từ đá phiến sét (dầu đá phiến) ngày càng phát triển của Mỹ.
Nhờ nguồn dầu này, Mỹ có thể tự túc toàn bộ nhu cầu năng lượng trong nước vào năm 2035, IEA dự đoán. Hiện nay, Mỹ vẫn phải nhập khẩu khoảng 20% tổng nhu cầu năng lượng.
Theo IEA, Mỹ sẽ sản xuất được 11,1 triệu thùng dầu/ ngày vào năm 2020, vượt qua sản lượng 10,6 triệu thùng của Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, đến năm 2035, sản lượng của Mỹ trượt xuống 9,2 triệu thùng/ ngày trong khi Ả Rập Saudi vươn lên 12,3 triệu thùng/ngày.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng đáng kể nhờ công nghệ hút dầu từ lòng đất bằng cách bơm hỗn hợp cát, nước và hóa chất xuống với áp suất cao. Tuy nhiên, dù được tuyên bố là an toàn, công nghệ này bị chỉ trích có thể gây động đất và ô nhiễm các nguồn nước.
Cũng với công nghệ trên, nhà kinh tế hàng đầu của IEA là ông Fatih Birol tin rằng Mỹ sẽ trích xuất được khí tự nhiên và vượt qua Nga để trở thành nước sản xuất khí đốt số một thế giới vào năm 2015.
Báo cáo mới của IEA đi ngược lại dự đoán của chính tổ chức này trước đây, trong đó cho rằng Ả Rập Saudi tiếp tục duy trì ngôi đầu sản xuất dầu cho đến năm 2035.
Sự đảo chiều ấn tượng trong ngành công nghiệp dầu và khí đốt này có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về địa chính trị. Một trong số những hệ quả là Mỹ sẽ bớt lo ngại về Trung Đông. Ngoài ra, nguồn dầu mỏ từ Trung Đông sẽ chuyển hướng, dồn gần 90% sản lượng về châu Á vào năm 2035.
Các nhà phân tích cũng đặt câu hỏi liệu một nước Mỹ đã tự túc được năng lượng có còn sẵn sàng bảo vệ các tuyến vận chuyển thương mại chính trên thế giới hay không, chẳng hạn như eo biển Hormuz?
Bằng Vy /NLĐ (Theo Reuters, BBC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.