Tin tức » Tin thế giới
Mỹ:Bắt được cá khổng lồ “đến từ sao Hỏa”
(14:07:16 PM 03/11/2013)Cần đến 4 người đàn ông mới kéo nổi con cá dị hình lên tàu. Vào đêm 29-10, khi đang đánh bắt cá hồi, ngư dân Todd LaClair nhận ra lưới của mình vừa bẫy được cái gì đó rất lớn ở vịnh Elliott ngoài khơi đảo Harbor. “Lúc đó tôi đang đánh cá ở độ sâu khoảng 30 m. Khi mới kéo con cá lên, nó làm tôi hết cả hồn. Nhìn nó cứ như sinh vật đến từ sao Hỏa” – ông LaClair nói.
Nhìn kỹ hơn, ông LaClair phát hiện ra đó là cá thái dương. Con cá lớn quá nên ông phải nhờ một con tàu lớn hơn trợ giúp. Với 3 người nữa ra tay, con cá nằm yên vị trên tàu.
Con cá thu hút sự chú ý của nhiều người dân khi được đặt bên ngoài công ty Sunfish Fish & Chips. Ảnh: Seattle Times
Sáng hôm sau, ông LaClair gọi điện cho ông chủ Michael Vassiliou của công ty Sunfish Fish & Chips. “Mới đầu tôi tưởng ông ta đùa. Tôi thấy cá thái dương nhiều rồi nhưng chưa bao giờ nghe nó xuất hiện ở vịnh Elliott bao giờ. Đã vậy, nó còn lớn quá sức tưởng tượng và đáng tiếc là không có cách gì để bảo quản” – ông Vassiliou kể lại.
Cá thái dương có hình dạng gần tròn, nhiều xương, sống lưng lớn và vây thấp. Trên da nó có hằng hà sa số vật ký sinh. Tuy con cá vừa bắt được khá to nhưng trọng lượng tối đa của loài cá này có thể lên đến… hơn 2,2 tấn. Cá thái dương chủ yếu ăn sứa, phiêu sinh vật và tảo.
Các dòng hải lưu ấm ngoài khơi Washington mỗi mùa hè thường “mời” về đây vài con cá phương xa lạ lẫm nhưng năm nay có vẻ nhiều hơn hẳn. Ngày 31-8, anh Rick Shapland bắt được một con cá mặt trăng gần hạt Grays Harbor. Trong danh sách cá lạ mùa hè này còn có 2 con cá thu Atka, một con cá nục heo và 2 con cá vược.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.