Tin tức » Tin thế giới
Mỏ đất hiếm tại Triều Tiên
(09:11:51 AM 22/01/2014)Trang tin Voice of America trích dẫn kết quả cuộc nghiên cứu địa chất của công ty tư nhân Anh là SRE Minerals Limited. Theo đó, ở mỏ này, Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 216 tấn trữ lượng hợp chất đất hiếm, kim loại được dùng nhiều trong các thiết bị điện tử công nghệ cao như điện thoại thông minh hay các ti vi độ nét cao.
Nếu các thông tin trên được xác nhận, phát hiện này sẽ phần nào khiến vị thế của Trung Quốc bị lung lay bởi hiện nay nước này thống trị thị trường xuất khấu đất hiếm trên toàn cầu với 90% thị phần.
Các kim loại đất hiếm.
Công ty SRE Minerals Limited còn liên doanh với doanh nghiệp nhà nước Natural Resources Trading Corporation của Triều Tiên để khai thác mỏ đất này trong thời hạn 25 năm. Một số chuyên gia phân tích nghi ngờ trữ lượng của mỏ này. Cơ quan Điều tra Địa chất Mỹ cho hay, họ chưa có các thông tin tin cậy để đưa ra bất cứ bình luận nào về phát hiện này.
Tuy nhiên, nếu thông tin trên là thật, điều gì sẽ xảy ra với Triều Tiên? Scott Bruce, cộng tác viên của Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, đưa ra một vài quan điểm. Trong tình huống này, Triều Tiên sẽ đe dọa tới vị trí thống trị của nước láng giềng lâu năm Trung Quốc khi trực tiếp là đối thủ cạnh tranh trong việc xuất khấu đất hiếm.
Cùng với đó, Bình Nhưỡng cũng dần cải thiện mối quan hệ hơn với các nước láng giềng đầy duyên nợ như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Hai cường quốc này vốn là những nhà nhập khẩu kim loại đất hiếm hàng đầu trên thế giới.
“Nếu Triều Tiên có thể khởi động dự án khai thác trên, đồng thời phá bỏ rào cản chính trị và phát triển nền công nghiệp của chính họ, điều đó có thể giúp quốc gia cô lập này tăng cường mối quan hệ kinh tế với các nước láng giềng”, Bruce nói.
Ngược lại, nhà nghiên cứu Leonid Petro thuộc Viện châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Úc cho biết, Bình Nhưỡng không có lợi ích nào trong việc thực hiện các cải cách cần thiết để duy trì thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà nghiên cứu còn đưa ra giả thiết: Triều Tiên thích bán đất hiếm với giá rẻ cho Trung Quốc. Đổi lại, họ sẽ được sự hỗ trợ quân sự và hậu cần từ phía đồng minh lâu năm. Chính quyền Binh Nhưỡng không muốn đi ngược lại chế độ hiện hành khi mở rộng thương mại với các nước khác. Petro đưa vụ thanh trừng chú dượng Jang Song-thaek làm minh chứng cho nhận định đó của mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.