Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:21:56 AM (GMT+7)
Hỗn loạn khi bão Harvey trút 34 tỷ m3 nước xuống Texas
(15:55:04 PM 28/08/2017)(Tin Môi Trường) - Trên miếng gỗ ướt đóng vội lên cửa sổ tầng trệt của ngôi nhà màu trắng, người ta thấy dòng chữ nguệch ngoạc "Xin chúa hãy cứu giúp chúng con".
>> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí >> Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước >> Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
Một người đàn ông, vác theo đồ đạc, lội qua đoạn nước ngập trên phố Telephone, Houston, bang Texas vào ngày 27/8. Ảnh: AFP.
Siêu bão Harvey, cơn bão lớn nhất đổ bộ vào nước Mỹ trong hơn một thập kỷ qua đã giật đổ các ngôi nhà, thổi tung xe cộ và làm cây cối gãy đổ ở thành phố Victoria, bang phía nam Texas, AFP đưa tin ngày 28/8.
Brock Long, lãnh đạo cơ quan cứu hộ liên bang, cho biết công tác cứu hộ ở Texas sẽ mất "hàng năm trời" để giải quyết hậu quả của siêu bão Harvey.
Trong khi đó, hơn 67.000 người ở thành phố Victoria, bang Texas chỉ đang cố gắng chống chọi qua ngày.
"Chúng tôi không có nước uống", John Moraida, một cư dân chuyển đến sống ở thành phố cách đây 13 năm, nhớ lại vào tháng 7/2003, bão Claudette đã khiến 90% hộ gia đình ở Victoria bị mất điện nhưng sức tàn phá của cơn bão đó không là gì so với siêu bão Harvey vừa đi qua.
"Tôi ngồi trong nhà và chứng kiến sức tàn phá của bão, mọi mái nhà bị bật tung, cây cối đổ rạp. Cảnh tượng thật tồi tệ", anh Moraida cho biết.
Theo ước tính của cơ quan khí tượng, siêu bão Harvey đã trút khoảng 34 tỷ m3 nước mưa xuống bang Texas. Lượng nước này gấp đôi lượng nước ở hồ lớn thứ sáu nước Mỹ và thứ tám thế giới Salt Lake, ở thành phố Salt Lake, bang Utah; hoặc tương đương với lượng nước đổ từ sông Mississippi vào thành phố Houston trong suốt 9 ngày liên tục.
Theo dự báo, đến ngày 30/8, thêm 38 tỷ m3 nữa sẽ đổ xuống bang này.
Trước khi bão đổ bộ vào ngày 25/8, hơn 5,8 triệu người dân sống dọc theo bờ biển phía nam Texas, từ Corpus Christi đến Galveston, đã phải đi sơ tán và các trường học buộc phải đóng cửa.
Ngày 24/8, các công ty năng lượng đã đóng cửa các nhà máy lọc dầu ven biển, di tản công nhân khỏi giàn khoan dầu ngoài khơi Vịnh Mexico và ngừng hoạt động khoan trên đất liền ở nam Texas. Theo số liệu của chính phủ Mỹ, việc khai thác khoảng 10% sản lượng dầu thô ngoài khơi của Vịnh Mexico và gần 15% sản lượng khí đốt tự nhiên đã bị tạm ngưng.
Với sức gió gần 210 km/h, bão Harvey được phân loại vào siêu bão cấp 4, cấp bão cao nhất ở Mỹ là cấp 5. Tính đến nay đã có 5 người thiệt mạng. Cơ quan chức năng chưa thể thống kê số người bị thương và mức độ thiệt hại về vật chất.
Texas ban bố tình trạng thảm họa, cho phép sử dụng các nguồn lực của bang để ứng phó với cơn bão. Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, Harvey di chuyển chậm ở Texas, kéo dài ở bang này trong nhiều ngày.
Một nhà dưỡng lão tại thành phố Dickinson bị ngập nước. Những người già sau đó được sơ tán. Ảnh: Twitter.
Nhiều nơi ở thành phố lớn thứ tư nước Mỹ Houston ngập trong nước, chính quyền địa phương đang tập trung nguồn lực, huy động thuyền bè và các phương tiện gầm cao để cứu người dân còn mắc kẹt trước khi đêm xuống, theo New York Times.
Xe cộ nằm ngổn ngang trên cao tốc dẫn vào Houston. Mưa lớn vẫn tiếp tục rơi và nước lũ dâng lên nhanh biến nhiều con đường trong khu vực nội đô thành sông. Người dân phải dùng đến thuyền phao để di chuyển. Các nhân viên cứu hộ kêu gọi những người có thuyền giúp sức giải cứu các nạn nhân còn mắc kẹt. Cảnh tượng giống như trận siêu bão Katrina tàn phá bang Louisiana vào năm 2005, khi đó, người dân đã phải đục mái nhà và trèo lên chờ trực thăng cứu hộ tới cẩu đi.
Tại bệnh viện Ben Taub, trung tâm y tế cấp một của bang Texas, y tá và bác sĩ đang sơ tán 350 bệnh nhân, trong đó có 18 người phải thở máy. Ông McLeod, lãnh đạo bệnh viện, cho biết nước đã tràn vào tầng hầm của bệnh viện, hệ thống xả thải đã vỡ. Khu vực nhà ăn, hiệu thuốc và một số phòng chức năng khác ngừng hoạt động.
"Có những khu vực, nước vẫn ngập đến thắt lưng", ông McLeod nói.
Sáng ngày chủ nhật, thị trưởng Sylvester Turner công bố "hầu hết các tuyến đường lớn và các đường nhánh" giờ không thể đi được. Ông kêu gọi những ai chưa gặp nguy hiểm đến tính mạng hãy kiềm chế gọi đến số khẩn cấp 911 vốn đã quá tải. Ông cho biết tính tới sáng chủ nhật, giới chức đã nhận được hơn 2.000 cuộc gọi cầu cứu.
Một số người tuyệt vọng đã đăng địa chỉ nhà ngập của mình lên Twitter và Facebook, kèm theo ảnh đồ đạc trong nhà bị ngập một nửa hoặc các gia đình mắc kẹt trên mái nhà tìm cách gây sự chú ý của cứu hộ.
Maya Wadler, 17 tuổi, nhớ lại khoảnh khắc trước khi được cứu khỏi nhà vào khoảng 4h sáng chủ nhật. Nước "tràn vào từ cửa chính, ngấm qua các sổ", cô cho biết. "Quay đằng nào cũng thấy dòng nước mới chảy vào. Nước cứ tràn vào, tràn vào, dâng qua các ổ điện. Tôi đã rất sợ. Chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Và chúng tôi không gọi được ai."
Tại khu trung tâm của Houston, nơi tập trung nhiều cửa hàng, đường phố vắng bóng người. Gloria Maria Quintanilla, 60 tuổi, là nhân viên giặt là tại một khách sạn trên đại lộ South Rice, lội qua đoạn đường nước ngập ngang bụng để đến chỗ làm.
"Hôm nay là ngày làm việc của tôi", Quintanilla nói, "Tôi không biết là tình hình lại tệ như thế này".
Theo An Hồng (VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.