Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 22/02/2025, 22:37:50 PM (GMT+7)
Hội nghị COP 22: Thông qua kế hoạch thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris
(13:47:49 PM 19/11/2016)(Tin Môi Trường) - Ngày 18/11, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 22), các nhà thương lượng đã thông qua một kế hoạch công tác cho việc thực hiện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
Thư ký điều hành Hội nghị COP22 Patricia Espinosa (thứ 2, trái) và Chủ tịch COP22 Salaheddine Mezouar (giữa) và các quan chức sau khi thông qua tuyên bố của Hội nghị ngày 17/11 vừa qua. (Ảnh: AP)
Kết thúc vòng đàm phán kéo dài 2 tuần tại Marrakesh của Maroc trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng tuyên bố đưa Mỹ, nền kinh tế có lượng khí thải hàng đầu thế giới, rút khỏi Hiệp định Paris, Hội nghị COP 22 đã thông qua một văn kiện, trong đó các bên nhất trí nhóm họp lại trong năm 2017 để "đánh giá sự tiến triển."
Trước đó, tại hội nghị, một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, Ngoại trưởng Maroc đồng thời là chủ tịch hội nghị Salaheddine Mezouar đã đề nghị ông Donald Trump cùng tham gia cuộc chiến chống tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Ngoại trưởng Bainimarama cũng mời ông Trump tới Fiji để tận mặt chứng kiến những tác động mang tính tàn phá của lốc xoáy và sóng gió bắt nguồn từ tình trạng biến đối khí hậu ở nước này.
Tại hội nghị, chính phủ các nước đã tái khẳng định cam kết thực thi hoàn toàn thỏa thuận Paris, theo đó tìm cách giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thế kỷ này và giảm mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều nhóm môi trường, mặc dù kết quả của COP 22 là một bước đi đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết trong 2 năm tới, trong đó có vấn đề quỹ tài trợ cho các nước đang phát triển. Trong khi đó, nhóm gồm 48 nước đang phát triển có nguy cơ chịu nhiều rủi ro nhất do biến đổi khí hậu gây ra, thông báo sẽ nỗ lực để đạt sản lượng năng lượng là 100% năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian càng sớm càng tốt, như là một phần nỗ lực nhằm chống tình trạng ấm lên trên toàn cầu.
Chủ tịch COP2 2, ông Mezouar cho biết hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu lần tới sẽ được tổ chức tại thành phố Bonn của Đức vào năm 2017 do Fiji làm chủ trì hội nghị.
T.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)