Tin tức » Tin thế giới
Du nhập động vật ngoại lai để phục hồi đa dạng sinh học
(09:01:13 AM 16/08/2013)Ngôi làng Töpchin thuộc bang Brandenburg cách Berlin khoảng 40km là một trong những nơi đầu tiên thực hiện thử nghiệm và loài ngoại lai được nhập khẩu là trâu nước châu Á. 10.000 năm trước, trâu nước vẫn là loài bản địa ở châu Âu nhưng vì nạn săn bắt nở rộ đã đẩy phạm vi sống của chúng ra xa tới phía đông nam của lục địa.
Mãi đến mùa hè năm 2011, người ta mới đưa trâu nước về chăn thả tại ngôi làng Töpchin theo một dự án phối hợp cùng Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Brandenburg tiến hành. Những con vật màu đen sừng được lai tạo giống theo đơn đặt hàng riêng tại Pháp có thể gặm cỏ ở những môi trường ẩm ướt và nghèo dinh dưỡng mà loài bò ở Đức đã ngán ngẩm, bao gồm một số vùng đầm lầy bị đe dọa và khu vực đầm lầy muối còn sót lại.
Ông Holger Rössling thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Brandenburg cho biết: “Chúng ta cần trâu để loại bỏ sinh khối, nếu không những khu vực nói trên sẽ mất đi các loài cây đặc hữu và chỉ còn tồn tại các loài phổ biến… Khác với bò, loài trâu chịu đựng giỏi và thích nghi tốt. Ngoài lợi thế về bộ móng guốc khỏe, chúng còn có thể gặm hầu như tất cả các loài thực vật”.
Những con trâu nước này đang được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi đa dạng sinh học ở ngôi làng Töpchin (Ảnh: Christian Schwägerl)
Dự án Töpchin là ví dụ về một xu hướng bảo tồn đang phát triển ở châu Âu, sử dụng các loài động vật ăn cỏ lớn, ngoại lai để làm tăng sự đa dạng của hệ động, thực vật bản địa. Nhiều người vẫn tin rằng bảo tồn thiên nhiên tức là để cho hệ động, thực vật bản địa tồn tại biệt lập, không có sự cạnh tranh của các loài ngoại lai hoặc khôi phục nguyên trạng môi trường sống của chúng. Nhưng trong một thế giới bị chi phối bởi con người và môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì mọi thứ đã trở nên phức tạp hơn, không thể lúc nào cũng duy trì một khu vực thuần túy các loài bản địa. Đôi khi chúng ta phải sáng tạo và linh hoạt hơn trong cách điều chỉnh cảnh quan để duy trì đa dạng sinh học.
Điều đang xảy ra ở Đức hưởng ứng một xu hướng được gọi là “tái tạo tự nhiên” (rewild), một phong trào toàn cầu nhằm mở rộng các khu vực hoang dã trọng yếu, kết nối chúng thông qua các hành lang cho phép con người và động vật cùng tồn tại, đồng thời bảo vệ và tái du nhập các loài động vật ăn thịt hàng đầu. Nếu sáng kiến “Tái tạo tự nhiên châu Âu” do các nhóm bảo tồn như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) dẫn đầu đặt mục tiêu đến năm 2020 “tái tạo tự nhiên” được 1 triệu héc-ta đất thuộc 10 khu bảo tồn từ Tây Ban Nha tới lưu vực sông Danube và dãy núi Carpathian thì trái lại, các dự án ở Đức lại nhằm phục hồi đa dạng sinh học cho những cảnh quan mà con người đã tác động.
Chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều dự án tương tự như Töpchin đã xuất hiện trên toàn nước Đức. Cách Berlin vài cây số về phía tây, Quỹ Heinz Sielmann đã đưa 19 con ngựa Przhevalsky – loài bản địa của Mông Cổ – cùng chung sống với 41 con bò rừng bizon châu Âu ở Döberitzer, nơi trước đây từng là khu huấn luyện quân sự. Mục tiêu của dự án là để những con ngựa hoang và bò rừng bizon châu Âu dọn bớt cỏ ở khu vực này, tạo điều kiện cho các loài ưa nhiệt phát triển.
Dự án tiếp theo cũng sử dụng động vật ăn cỏ lớn nhằm khôi phục cảnh quan thiên nhiên tại một nhà máy xử lý nước thải cũ gần thủ đô Berlin. Hay ở quận Barnim thuộc bang Brandenburg, người ta kết hợp chăn thả ngựa konik – loài ngựa được cho là có nguồn gốc từ ngựa hoang châu Âu cổ đại – và các loài gia súc của Anh. Với lợi thế về sức vóc, chúng được kỳ vọng sẽ dễ thích nghi với địa hình gồ ghề và ẩm ướt hơn so với những chú bò bình thường ở Đức.
Ông Josef Reichholf, nhà động vật học và sinh học tiến hóa của Đại học Kỹ thuật Munich, người từ lâu đã ủng hộ việc đưa những loài ăn cỏ lớn để tăng cường đa dạng sinh học ở các cảnh quan có con người sinh sống, cho biết: “Chăn thả ngựa konik và các động vật ăn cỏ lớn khác là phương pháp tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên ở Đức”.
Ông giải thích rằng cảnh quan nơi đây chịu ảnh hưởng của một lượng lớn phân bón từ không trung khi các phương tiện giao thông và các nhà máy thải ô-xít ni-tơ. Điều này khiến các loài không đặc hữu phát triển và từ đó thu hẹp và cuối cùng là triệt tiêu các loài quý hiếm vốn thích nghi với môi trường nghèo dinh dưỡng. Thảm thực vật dày đặc cũng tạo ra một vi khí hậu ẩm ướt mát mẻ gây bất lợi cho nhiều loài côn trùng và loài chim vốn thích hợp với các sinh cảnh thoáng đãng. Do đó việc đưa các loài ăn cỏ lớn tới đây là nhằm loại bỏ bớt các loài cây phát triển quá mức, cho phép các loài bản địa hiếm hơn phát triển mạnh.
Khác với khu vực nhiệt đới, phần lớn đa dạng sinh học ở châu Âu không nằm trong các cánh rừng, mà ở khu vực đồng cỏ, đầm lầy và các vùng đất hoang. Sau nhiều thế kỷ được con người sử dụng, cảnh quan đó khi trở về trạng thái tự nhiên thường sẽ có ít loài hơn, vì thế lý do đằng sau rất nhiều kế hoạch bảo tồn ở Đức liên quan đến việc tái du nhập các động vật ăn cỏ ngoại lai. Mấu chốt của việc tái du nhập chính là tập trung theo dõi tác động của những loài ăn cỏ lớn tới cảnh quan.
Những dự án bảo tồn như Töpchin lúc đầu cũng bị người dân địa phương hoài nghi như một hình thức chiếm đất hợp pháp, song dần dần, họ đã nhận ra tính hiệu quả của dự án và đồng ý cho trâu nước đến gặm cỏ trên đất của mình. Cuối năm ngoái, một vài hộ gia đình ở Töpchin còn sản xuất được thịt và xúc xích trâu đem bán. Họ tin rằng cư dân thành phố Berlin sẽ thích thứ hương vị từ tự nhiên này…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.