Tin tức » Tin thế giới
Đêm nay bão số 1 đổ bộ
(21:19:54 PM 31/03/2012)Đêm nay bão đổ bộ
Hồi 16 giờ ngày 31/3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km. Đến 4 giờ ngày 1/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,9 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển Bình Thuận – Bến Tre khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 1/4, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Bà Rịa Vũng Tàu – Bến Tre – Tiền Giang. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 2/4 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông trên khu vực Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bến Tre (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Vùng ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to
Chủ động sơ tán dân ở vùng nguy hiểm trước khi bão đổ bộ
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TW cho biết đến 6h30 ngày 31/3 đã thông báo được tổng số 48.575 tàu, thuyền / 230.324 lao động biết vị trí, diễn biến của bão, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa: 758 tàu / 10.617 lao động; Hoạt động ven bờ và các khu vực khác: 11.066 tàu / 80.479 lao động; Neo đậu tại bến 35.656 tàu / 153.804 lao động; 95 lồng bè/1.093 lao động (Ninh Thuận).
Đã có những tai nạn trên biển do bão số 1 gây ra. Đó là tàu cá QNg 90046/12 lao động và tàu QNg 90252/11 lao động, lúc 22 giờ ngày 30/3/2012, cả 2 tàu đang thả trôi ở 18o37’ Vĩ độ Bắc – 113o32’ Kinh độ Đông (cách đảo Phú Lâm/ Hoàng Sa khoảng 122 hải lý về hướng Đông Bắc), hiện vẫn duy trì liên lạc với đài canh của Biên phòng Quảng Ngãi.
Ngoài ra là 8 tàu cá/74 lao động tỉnh Khánh Hòa xin trú tránh tại vùng biển Malaisia hiện vẫn hoạt động an toàn tại 07o00’ Vĩ độ Bắc – 110o30’ Kinh độ Đông .
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng 254.513ha; đến thời điểm này đã thu hoạch được 49.500ha (Quảng Nam: 2.300ha; Quảng Ngãi: 1.500 ha; Bình Định: 27.800ha; Phú Yên: 1.800ha; Khánh Hòa: 5.500ha, Gia Lai:2.300 ha, Đăk Lăk: 3.600ha, Lâm Đồng: 4.700ha ). Các tỉnh còn lại trà lúa chính vụ đang bước vào giai đoạn chín, chuẩn bị thu hoạch.
Các địa phương đã chủ động có phương án sẵn sàng sơ tán dân khi có bão đổ bộ trực tiếp và khi xảy ra lũ. Tỉnh Bình Thuận có 33 điểm dân cư/7.134 hộ/31.610 nhân khẩu phải sơ tán, di dời khi có bão đổ bộ trực tiếp.
Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh đã có phương án sơ tán, di dời ở các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.