Tin tức » Tin thế giới
Chính thức đóng cửa nhà máy Fukushima
(09:22:44 AM 17/12/2011)Nhà máy Fukushima Daiichi nằm cách thủ đô Tokyo 240km, đã bị tàn phá nặng nề trong trận động đất – sóng thần ngày 11/3. Hệ thống làm mát của nhà máy đã bị hỏng nặng khiến cho các thanh nhiên liệu tan chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài môi trường và buộc chính quyền phải sơ tán dân cư trong vùng.
Đã ổn định
“Đã đến lúc nhà máy cần phải đóng cửa”, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố trong cuộc họp với lực lượng phản ứng khẩn cấp về hạt nhân của Chính phủ trưa nay. Theo ông Noda, tình hình hiện đã ổn định, mức độ phóng xạ ở rìa nhà máy đã được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng phải mất tối thiểu 40 năm khu vực này mới có thể thực sự “dọn sạch” và những sự cố có thể xảy ra trong tương lai tại đây là “không thể đoán trước”.
Kể từ tối nay, nguồn nước được dùng để làm mát các thanh nhiên liệu sẽ được giữ ở dưới mức điểm sôi, nhằm ngăn chặn nhiên liệu tăng nhiệt trở lại. Một trong những mục tiêu chính của nhà máy điện Tokyo Electric Power là có thể “đóng lạnh” các lò phản ứng trước cuối năm.
Sau nhiều tháng nỗ lực, nhiệt độ nước ở cả ba khu vực có lò phản ứng đều đã giảm xuống dưới điểm sôi (100 độ C) vào tháng 9. Tuy nhiên Tepco tỏ ra thận trọng về việc chính thức công bố đóng cửa nhà máy. Lý do mà họ đưa ra là muốn theo dõi thêm xem nhiệt độ và lượng phóng xa đã ổn định hay chưa.
Giảm nhẹ vai trò
Ông Kazuhiko Kudo, Giáo sư khoa Hạt nhân tại Đại học Kyushu cho rằng, trong thời gian tới, nhà chức trách vẫn cần xác định rõ tình trạng của các thanh nhiên liệu tan chảy bên trong lò phản ứng, đồng thời ổn định hóa hệ thống làm mát. “Những gì họ sẽ làm tiếp theo mới là quan trọng”, ông cho biết.
Chính phủ và Tepco dự định di chuyển những thanh nhiên liệu chưa bị hư hỏng khỏi Fukushima trong năm 2012. Trong khi đó, việc thu hồi thanh nhiên liệu đã bị nóng chảy sẽ không thể xúc tiến trước năm 2021.
Có thể nói, vụ khủng hoảng tại Fukushima đã làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của dư luận về năng lượng hạt nhân và Nhật Bản hiện đang cân nhắc lại những kế hoạch trước đó về về việc tăng tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân từ 30% (năm 2010) lên 50% (vào năm 2030).
Tất nhiên, Nhật Bản sẽ không rút lui ngay khỏi điện hạt nhân, nhưng nhiều người tin rằng, điện hạt nhân sẽ giữ vai trò ít quan trọng hơn trong chiến lược phát triển của nước này thời gian tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)