Tin tức » Tin thế giới
Châu Á trong đợt nóng "thiêu đốt", hơn 300 người chết
(16:56:08 PM 30/04/2016)
Một cánh đồng ở ngoại ô Bangkok khô cằn do nắng nóng - Ảnh: AFP
Theo RT ngày 30-4, tại Thái Lan, có ít nhất 2 khu vực ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay là TP Sukhothai 44,3 độ C, tỉnh Mae Hong Son 44,6 độ C.
Ngoài ra theo ông Christopher Burt - một sử gia thời tiết thì từ ngày 19-4, hơn 50 khu vực nội thị cũng ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục.
Hôm 29-4, Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho biết từ tháng 3, nắng nóng đã cướp đi sinh mạng 21 người ở nước này, nhiều người khác bị sốc nhiệt. Nhà chức trách đã phải kêu gọi người dân ở trong nhà và uống nhiều nước để tránh bị sốc nhiệt.
Lào và Campuchia cũng trải qua đợt nóng kỷ lục, với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận tại 2 nước là vào ngày 15-4, Campuchia nóng 42,6 độ C (ở khu vực Preah Vihea) và Lào nóng 42,3 độ C (ở khu vực Seno).
Malaysia, Singapore và Việt Nam cũng đang chật vật với nóng. Nhưng bị ảnh hưởng nặng nhất là Ấn Độ, với ít nhất 300 người chết do sốc nhiệt và các bệnh liên quan đến nắng nóng. Đa số trong số họ là người vô gia cư.
Theo AP, nhiệt độ tháng 4 ở Ấn Độ lên tới 44 độ C, cao nhất mọi thời kỳ.
Tại bang miền đông Bihar, nhà chức trách đã ra lệnh cấm nấu ăn ban ngày ở một số địa phương nhằm ngăn ngừa hỏa hoạn ngoài ý muốn, sau khi một đám cháy bất ngờ tại một ngôi làng làm 79 người chết.
Ở những nơi khác, các con sông, hồ, đập cạn khô khiến người dân không thể trồng trọt, chăn nuôi...
Cục khí tượng Ấn Độ cho biết nắng nóng sẽ tiếp tục trong những ngày cuối tuần và thể trở nên tồi tệ vào tháng 5 - thường là tháng nóng nhất ở Ấn Độ.
Người dân che nắng đi trên đường ở Thái - Ảnh: Reuters
Một bé gái ở Kandal, Campuchia đang chờ bơm nước vào lu chứa - Ảnh: AFP
Cậu bé Ấn Độ ngồi dưới vòi nước để giải nhiệt ở New Delhi - Ảnh: Reuters
Hơi nóng bốc lên trên con đường ở Chandigarh, Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.