Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 14:39:46 PM (GMT+7)
Canada: giảm 17% lượng khí thải vào 2020
(11:29:57 AM 10/08/2012)(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Môi trường Canada, Peter Kent vừa tuyên bố nước này đã đi được nửa chặng đường hướng tới mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 2005.
>> ENVIROTEX 2019: Hướng tới tìm kiếm công nghệ phù hợp trong xử lý rác thải rắn, khí thải và nước thải >> Phí khí thải và thuế bảo vệ môi trường: Những điều không ổn >> Châu Âu tốn hơn 60 tỷ euro chi phí y tế mỗi năm do ô nhiễm từ khí thải ô tô >> Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải và khí thải công nghiệp sản xuất thép >> Bộ TN&MT thông tin về việc công khai kết quả quan trắc tự động, liên tục khí thải của Formosa Hà Tĩnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: tintuc.xalo.vn)
Phát biểu với báo giới tại Ottawa, ông Kent đã ca ngợi cách tiếp cận "từng ngành" của chính phủ để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi vẫn tiếp tục tạo được việc làm và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Trong một tuyên bố được bộ Môi trường Canada công bố cùng ngày, ông Kent cho biết việc cắt giảm khí thải của ngành điện và ngành giao thông đã góp phần lớn vào việc thực hiện mục tiêu giảm khí thải của Canada. Những tiến bộ trong xây dựng các tòa nhà mới và một loạt các loại xe ôtô mới, hiệu quả hơn lưu thông trên đường cũng góp phần làm giảm mức khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyền.
Ông Kent lưu ý rằng năm nay, lượng khí thải từ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp lần đầu tiên đã giảm xuống theo xu hướng khí thải chung của cả nước.
Sau cách tiếp cận từng ngành, chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực cắt giảm lượng khí thải của các ngành khác, trong đó có các ngành sản xuất thép, ximăng và xây dựng, cũng như ngành dầu khí. Vài tuần tới, chính phủ sẽ công bố những quy định để hạn chế khí thải từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá. Sau đó là các quy định về khí thải của ngành dầu khí.
Ông Kent nhấn mạnh các quy định tương lai sẽ không dựa trên những mục tiêu cụ thể mà dựa trên các "tiêu chuẩn hoạt động tối ưu." Ví dụ như ngành dầu cát có thể giảm mức khí thải của họ bằng mức khí thải của việc khai thác dầu khí thông thường.
Ông cũng đã ca ngợi những nỗ lực kết hợp của chính phủ, người tiêu dùng và giới doanh nghiệp trong việc giúp Canada đạt được những kết quả bước đầu. Đây là một diễn biến tích cực, do chính phủ Canada ủng hộ việc khai thác dầu cát và đã rút khỏi nghị định thư Kyoto.
Tháng 12/2011, ông Kent đã tuyên bố rút khỏi Nghị định thư Kyoto vì cho rằng Nghị định thư này không thể giúp tìm một giải pháp cho biến đổi khí hậu do hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc không tham gia.
Trong cuộc họp báo mới đây, ông Kent lại một lần nữa nhắc lại việc Mỹ và Trung Quốc không chịu báo cáo hoặc xác minh lượng khí thải của họ. Trong khi đó, Canada cam kết đáp ứng các mục tiêu cắt giảm khí thải của Hiệp ước Copenhagen và sẽ tiếp tục khuyến khích các quốc gia khác cùng tham gia và thực hiện phần việc của mình để cắt giảm khí thải thực tế.
(Nguồn: TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.